xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Oan sai vì cố buộc tội

Thế Dũng

Dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự nêu rõ nguyên tắc “suy đoán vô tội” là phải tìm hướng gỡ tội cho bị can, bị cáo chứ không phải tìm cách buộc tội

Ngày 13-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tiếp tục họp cho ý kiến về các vấn đề lớn còn gây nhiều tranh luận của dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).

Cứ bị bắt là có tội!

Tiếp thu góp ý của đại biểu QH tại kỳ họp thứ 9, báo cáo thẩm tra dự luật Bộ Luật Tố tụng hình sự do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày cho rằng nội dung nguyên tắc “suy đoán vô tội” đã được điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử. Dự luật cũng nêu rõ: Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhìn nhận dự luật chưa làm rõ thế nào là nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Cụ thể, những người tham gia tố tụng - từ điều tra viên tới công tố viên, thẩm phán… - phải có tinh thần tìm hướng gỡ tội cho bị can, bị cáo; chú ý khai thác các tình tiết ngoại phạm, các chứng cứ theo hướng để khẳng định người đó không phạm tội chứ không phải tìm cách buộc tội.

Đặc biệt, theo ông Lý, luật cần phải đề ra điều khoản triệt tiêu cho được tâm lý ngay từ đầu đã có ấn tượng, xác định một người nào đó là tội phạm và cố tình thu thập chứng cứ, thu thập hồ sơ để nói rằng người đó phạm tội. “Thực tế, trường hợp nào không xuất phát từ nguyên tắc này thì thường có vi phạm. Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn là ví dụ điển hình. Với thông tin ông Chấn có mặt ở nhà bà Hoan lúc 21 giờ thì theo nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải nghĩ người này đến đấy vì có việc chính đáng, chứ không phải áp đặt suy diễn ông ấy đến với ý định hiếp rồi giết nạn nhân” - ông Lý phân tích.

 

Theo bà Lê Thị Thu Ba, nhiều vụ án không chứng minh được tội nhưng vì lỡ bắt tạm giam nên cơ quan tố tụng cố buộc một tội nào đó
Ảnh: TTXVN
Theo bà Lê Thị Thu Ba, nhiều vụ án không chứng minh được tội nhưng vì lỡ bắt tạm giam nên cơ quan tố tụng cố buộc một tội nào đó Ảnh: TTXVN

 

Tán đồng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương Lê Thị Thu Ba cho biết có nhiều vụ án không chứng minh được tội của một người nhưng vì lỡ bắt tạm giam nên cơ quan tố tụng cố buộc một tội nào đó hoặc tìm cách hợp lý hóa thời gian đã bắt giam. “Cần chấm dứt tình trạng này!” - bà Thu Ba thẳng thắn.

Hạn chế áp dụng điều tra đặc biệt

Một vấn đề lớn trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là quy định về biện pháp điều tra đặc biệt. Thường trực Ủy ban Tư pháp chỉ thống nhất đưa vào bộ luật 3 biện pháp điều tra đặc biệt trực tiếp liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân, gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Về thời điểm áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt, vẫn giữ 2 phương án trong dự thảo bộ luật là kể từ khi khởi tố vụ án và từ khi xác minh nguồn tin về tội phạm.

Về việc này, ông Nguyễn Văn Hiện cho rằng các hoạt động nghe lén điện thoại, bí mật theo dõi, ghi âm, ghi hình… liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân chỉ nên sử dụng trong phạm vi hạn chế chứ không áp dụng phổ biến. TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ QH - góp ý thêm: “Biện pháp điều tra đặc biệt chỉ áp dụng sau khi đã khởi tố vụ án”.

Trong khi đó, bà Lê Thị Thu Ba đề nghị biện pháp điều tra đặc biệt phải quy định trong luật thì mới được áp dụng. “Nếu không quy định trong luật thì rất khó giám sát và kiểm tra. Cấp bộ, tỉnh còn giám sát, quản lý được chứ cấp huyện làm tràn lan thì khó quản lý hết nên không thể chủ quan” - bà nhấn mạnh.

 

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

Với quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (điều 188) trong dự luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu QH đã chỉnh lý: Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra được ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ lý do trong biên bản hỏi cung.

Ông Phan Trung Lý đề nghị thực hiện ghi âm, ghi hình không chỉ ở cơ sở giam giữ, trụ sở cơ quan điều tra mà nơi nào tiến hành điều tra, nơi nào có hoạt động hỏi cung cũng đều phải tiến hành.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo