xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Ông Tây” đóng tàu cao tốc

NHẤT LIÊN HƯƠNG

Ít ai biết kỹ sư trưởng của nhóm chế tạo chiếc tàu cao tốc tuần tra đầu tiên được đóng bằng nhựa tổng hợp số hiệu MS50 cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam vùng 1 ở TP Hải Phòng là một “ông Tây” có tên thân mật Fan-Ta

Đến khu vực xưởng đóng tàu nhỏ cạnh bãi đất sông Hồng (thuộc tổ 21, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) hỏi “ông Tây” tên Fan-Ta thì hầu như người dân nào cũng biết. Đó là một người đàn ông tóc hoa râm, nước da rám nắng.

Nhiều kinh nghiệm

Ông Fan-Ta (49 tuổi), tên thật là Frantisek Svedik, một kỹ sư đóng tàu nhiều kinh nghiệm của Cộng hòa Czech, từng giữ vị trí cấp cao ở các công ty, tập đoàn đóng tàu lớn ở Cộng hòa Czech và Đức. Hiện ông làm Giám đốc Kỹ thuật của Công ty CP Công nghệ James Boat (chuyên thiết kế và đóng tàu thuyền ở Hà Nội).

Fan-Ta là một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu thử nghiệm và đưa vật liệu polypropylen copolymer (PPC) vào chế tạo ca nô, tàu thuyền và các công trình nổi ứng dụng công nghệ cao (công nghệ hàn nhiệt). PPC giúp ngăn thủy sinh vật bám, chịu được va đập mạnh, thậm chí ngăn được đạn xuyên thủng. Khi chuyển động, vỏ tàu có tính đàn hồi giúp giảm xóc, ít ma sát hơn vỏ gỗ và thép nên đạt tốc độ cao, dễ xoay trở, tiết kiệm nhiên liệu và theo các chuyên gia thì có thể đạt tuổi thọ ít nhất 50 năm. Ngoài ra, James Boat cũng là công ty đầu tiên và duy nhất trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ hàn nhiệt vật liệu nhựa đặc biệt siêu bền vào sản xuất ca nô, tàu thuyền, du thuyền và các công trình nổi.

Cơ duyên

Ông Fan-Ta gặp và quen ông Nguyễn Kim Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ James Boat), một Việt kiều ở Cộng hòa Czech, vào năm 2002. Hai người thường trao đổi những câu chuyện về đóng tàu và sau đó hợp tác mở công ty riêng ở Czech. Năm 2009, ông Sơn cảm thấy nhớ quê hương và bất chợt nảy ý định “rủ” ông bạn Fan-Ta về thăm Việt Nam. Sau chuyến đi này, ông Sơn lại nảy ra ý nghĩ sao không xây dựng một xưởng đóng tàu ngay ở quê hương. Thế là cả hai dành 1 năm tìm hiểu thị trường, khảo sát hệ thống sông ngòi và biển Việt Nam.

Ông Fan-Ta giới thiệu chiếc tàu đã đóng cho Cảnh sát biển Việt Nam Ảnh: Việt Dũng
Ông Fan-Ta giới thiệu chiếc tàu đã đóng cho Cảnh sát biển Việt Nam Ảnh: Việt Dũng

Ông Fan-Ta nhớ lại: “Người nước ngoài chưa đến Việt Nam thường nghĩ đây là một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá, hoang tàn, đổ nát. Tuy nhiên, thực tế khác xa. Khi đến Việt Nam lần đầu tiên, tôi nghĩ đây là một trong những đất nước đẹp nhất trên thế giới mà mình từng biết”.

Xưởng đóng tàu này là nơi ông Fan-Ta cùng các công nhân đang sử dụng vật liệu polypropylen copolymer vào chế tạo ca nô, tàu thuyền tại Việt Nam Ảnh Việt Dũng
Xưởng đóng tàu này là nơi ông Fan-Ta cùng các công nhân đang sử dụng vật liệu polypropylen copolymer vào chế tạo ca nô, tàu thuyền tại Việt Nam Ảnh Việt Dũng

Theo ông, tiềm năng kinh tế biển và du lịch sông biển của Việt Nam rất lớn vì có hệ thống kênh rạch, sông ngòi phong phú và trên 3.200 km bờ biển, tuy nhiên chưa được khai thác tốt. Việt Nam chỉ có nhiều tàu đánh cá; còn những tàu du lịch, tàu đi trên sông vẫn khiêm tốn, khác xa với những nước như Pháp và Ý thường sử dụng phương tiện đi trên nước rất nhiều để giảm tải giao thông đường bộ. “Việt Nam cũng nên thay đổi các tàu đánh cá cũ để khai thác hiệu quả hơn” - ông Fan-Ta nói.

Những năm gần đây, ông Fan-Ta và ông Sơn sang Việt Nam thường xuyên hơn. Năm 2013, với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Cộng hòa Czech và Chính phủ Việt Nam, công ty đóng tàu James Boat chính thức được cấp phép hoạt động và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất ca nô, tàu thuyền và các công trình nổi bằng vật liệu PPC.

Khởi đầu khó khăn

Giai đoạn khởi đầu khá khó khăn khi cả hai phải đi thuyết phục từng khách hàng, nhà đầu tư để giới thiệu về vật liệu PPC và công nghệ đóng tàu của mình. Ông Fan-Ta kể khi nhận được đơn đặt hàng chế tạo tàu sử dụng vật liệu PPC đầu tiên cho Cảnh sát biển Việt Nam (có tên là tuần tra cao tốc MS50), ông và mọi người rất hào hứng vì phía Cảnh sát biển Việt Nam cho họ quyền tự do thiết kế và sản xuất. Ông tin tưởng chiếc tàu có thể giúp Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật khu vực ven biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo hiệu quả vì nó được sản xuất với công nghệ an toàn tối tân và giá thành hợp lý theo đúng yêu cầu của lực lượng cảnh sát biển. “Ở Mỹ, một tàu có kích cỡ và chức năng tương tự như MS50 có giá gấp nhiều lần vì phải cộng thêm phí “chất xám”. MS50 dài trên 13 m và rộng 4,6 m; lượng giãn nước 9,6 tấn; tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ” - ông Fan-Ta thông tin.

Nói về người bạn đồng hành, ông Sơn nhận xét ngắn gọn: “Ông ấy là người có niềm đam mê lớn cho tàu bè, không bao giờ thỏa mãn với những gì đạt được, lao động chăm chỉ và có tình yêu đặc biệt với Việt Nam”.

Thoải mái và hạnh phúc

Ông Fan-Ta tâm sự rằng 3 năm trở lại đây, ông ở hẳn tại Việt Nam, chỉ thỉnh thoảng về Czech thăm người thân và bạn bè. Ông rất thích món ăn Việt Nam, thích thủ đô Hà Nội vì TP này rất thân thiện. Buổi sáng, ông thường đi dạo ở Hà Nội vì có nhiều cây xanh. Rảnh rỗi, ông đến những vùng quê, nói chuyện với dân địa phương. Nhiều người Việt khi gặp ông thì cứ gọi là “ông Tây”. Lúc đầu, ông thấy thắc mắc, sau này hiểu ra thì cảm thấy thích được gọi như vậy.

“Giờ thì tôi ở Việt Nam luôn rồi. Mới về thăm Czech được 3 ngày đã nhớ Việt Nam trong khi về Việt Nam 3 ngày mà vẫn chưa nhớ Czech” - ông cười và nói tiếp: “Người Việt Nam rất thân thiện và hiếu khách, khác xa nhiều nơi tôi từng đến, có khi phát triển hơn nhưng con người thường chỉ chú trọng vào công việc”.

Chính tại xưởng tàu nhỏ bên bãi sông Hồng này, ông gặp chị Lợi (nhân viên Công ty CP Công nghệ James Boat) - người phụ nữ mà ông chuẩn bị kết hôn. Fan-Ta cho biết với ông, cuộc sống ở Việt Nam như vậy là rất hạnh phúc và thoải mái.

Frantisek Svedik được trao tặng giải nhì Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2014, dành cho những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội.

 

Ông Phan Văn Lễ, thuyền trưởng tàu MS50:

Giúp tăng tính chiến đấu

Sau 7 tháng sử dụng, tàu MS50 đã hoạt động được 3.000 hải lý. PPC là vật liệu mới và rất nhẹ, có độ giãn nước tốt nên tàu nhanh chóng đạt tốc độ cao (tối đa 34 hải lý/giờ), giúp công tác tuần tra kiểm soát thuận lợi hơn và cũng rất ít tiêu hao nhiên liệu. Cũng máy này mà gắn trên một con tàu sử dụng vật liệu khác, nếu chạy từ điểm A đến điểm B mất 10 phút thì khi gắn vào tàu vật liệu PPC chỉ chạy mất 7 phút, giúp tăng tính chiến đấu. Một thuận lợi khác là vật liệu PPC không phải bảo quản và sơn sửa như kim loại hay composite nên tiết kiệm rất nhiều cho người sử dụng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo