Vuột mất mối hời?
Mấy hôm nay, ông Nguyễn Quang Định (ngụ xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ vì nghe thông tin giá đất huyện Sóc Sơn tăng chóng mặt. Đầu năm 2010, có chút vốn nên ông Định cùng một người bạn sang huyện Sóc Sơn tìm mua đất cho con.
Tương tự ông Định, anh Nguyễn Văn Nam (giám đốc một doanh nghiệp tư nhân) cũng ra ngẩn vào ngơ vì bị vuột mất mối hời. Năm ngoái, nghe bạn bè nói chuyện sắp tới đất ở các xã Quang Tiến và Mai Đình (huyện Sóc Sơn) sẽ có quy hoạch, anh Nam cùng một vài người trong công ty sang dò hỏi.
Rất dễ mắc kẹt
Một người dân xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn) cho biết: “Dường như ngày nào cũng có người đến hỏi mua đất tại khu vực này, giá đất tăng rất cao so với trước đây. Các thửa đất mà dân cư trong xã bán đi thì rất ít, chủ yếu là những thửa đất của cánh buôn đất bán lại với nhau. Cũng có rất nhiều mảnh đất đã rao bán từ vài năm nay nhưng hiện vẫn chưa thể bán được ”.
Các chuyên gia bất động sản cảnh báo nếu chạy theo “cơn sốt đất” ở Sóc Sơn, người mua rất dễ bị mắc kẹt do tính thanh khoản thấp. Thực tế, nhiều người đã không quên được “cơn sốt đất” chóng vánh ở khu xã Sơn Tây, huyện Ba Vì do giá đất đã bị các “cò” thổi lên nhờ quy hoạch thủ đô hồi năm ngoái. Hậu quả là cho đến bây giờ, nhiều nhà đầu tư đang “dở khóc dở cười” vì không bán được.
Thông tin các trường ĐH sẽ được di chuyển về huyện Sóc Sơn là cái cớ để các “cò” đất và người dân các khu vực xung quanh đẩy giá đất tăng lên vài triệu đồng/m2. Tuy nhiên, để bán được một mảnh đất khá là chật vật. Anh Nguyễn Đức Hùng (ngụ Lò Đúc, Hà Nội) cho biết đã mua một mảnh đất gần 1.000 m2 ở Sóc Sơn từ năm 2005 với giá chưa đến 1 triệu đồng/m2, dù đã rao bán 3 năm nay nhưng vẫn chưa bán được.
Nông dân trở thành “cò” đất
Ông Nguyễn Văn Thưởng (ngụ xã Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn) là nông dân nhưng từ khi đất ở Sóc Sơn lên “cơn sốt”, ông kiêm luôn nghề “cò” đất. Theo ông Thưởng, đất ở khu vực ngã ba Phủ Lỗ rất dễ mua bán và giá cả chỉ có lên chứ không xuống. Còn nếu dịch lên phía gần sân bay, trên trục đường đi Thái Nguyên thì giá cả mềm hơn nhưng cũng ít người muốn bán. “Nếu sắp tới nhà ga T2 giải tỏa thì rất có thể đất ở gần khu vực sân bay sẽ tăng. Những lô đã quy hoạch, đường đẹp đã 8 triệu đồng/m2 rồi (giá cũ là 5 triệu đồng/m2)” - ông Thưởng cho biết. Tuy nhiên khi tìm hiểu, chúng tôi được biết nhà ga T2 đang trong quá trình giải tỏa và hầu hết lấy vào đất nông nghiệp.
Còn dự án nhà ga T3 và T4 chưa biết sẽ quy hoạch thế nào nên nếu người nào mua bán đất khu vực gần sân bay của các xã Phú Cường, Phú Minh và một phần của xã Mai Đình thì cần phải xem quy hoạch một cách cẩn thận. |
Bình luận (0)