Theo đánh giá ban đầu của các nhà khảo cổ: Di cốt này có niên đại cách đây khoảng 4.000 năm (thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới). Thông qua phần mộ cổ cho thấy người tiền sử đã biết kè đá xung quanh di cốt tạo thành một huyệt mộ hình bầu dục. Cách táng tục mộ kè đá trong hang động ở hang Phia Mồn là hiếm gặp trong các di tích hậu kỳ đá mới ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Theo TTXVN, ngoài bộ di cốt này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hàng trăm công cụ của người cổ thuộc hai tầng văn hóa khác nhau là tầng văn hóa sớm thuộc Văn hóa Hoà Bình, có niên đại cách đây khoảng 6.000 - 7.000 năm và tầng văn hóa muộn cách ngày nay khoảng 4.000 năm.
Điều đáng quan tâm là những di vật ở hang Phia Mồn còn được tìm thấy rất nhiều trong vùng ngập nước của thuỷ điện Tuyên Quang ( các xã Thuý Loa, Yên Hoa, Sơn Phú... thuộc huyện Na Hang).
Tuy nhiên, dự án khảo sát di tích vùng lòng hồ trước khi triển khai xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang đã không được thực hiện theo đúng kế hoạch, khả năng "mất trắng" những di tích khảo cổ quý hiếm là có thể xảy ra.
Bình luận (0)