xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát huy nội lực để chủ động

Thế Dũng

Bên lề Quốc hội ngày 24-5, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng hiện nay, yêu cầu phát huy nội lực để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế đã trở thành yêu cầu cấp thiết khi vấn đề biển Đông đang nóng bóng do phía Trung Quốc gây ra. Để làm được việc đó thì chúng ta phải nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

“Tôi cho rằng giờ đây, những nhân tố hấp dẫn vừa qua không còn là yếu tố tạo nên đột phá mà phải nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Vì vậy, phải tái cơ cấu, trong đó quan trọng là thể chế, bỏ tất cả những rào cản ảnh hưởng, hạn chế đến mọi tổ chức và cá nhân. Làm thế nào để phát huy được tính năng động, sáng tạo của mọi thành phần kinh tế và mọi chủ thể kinh tế; tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, đồng thời tạo mọi cơ chế chính sách thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài” - ông Ngoạn nói.

Nhiều ý kiến lo ngại nhập siêu từ Trung Quốc rất lớn, nhất là nguyên liệu sản xuất. Theo ông Ngoạn, để giảm nhập siêu, nhất là từ Trung Quốc, điều hết sức quan trọng là tái cơ cấu nền kinh tế. “Việc chúng ta cần làm ngay là phải xác định chính xác Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng gì và nhập khẩu thứ gì chủ yếu. Đáng nói là chúng ta nhập cả những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất được. Vì vậy, phải nghiên cứu phát triển sản xuất trong nước, tập trung vào mặt hàng ta có thể chủ động… Đặc biệt, Việt Nam phải đa dạng hóa hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc…, cùng với họ phát triển công nghiệp phụ trợ, giúp chúng ta tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu thì sẽ góp phần hạn chế nhập siêu ở một số thị trường” - ông nhìn nhận.

Ông Ngoạn đồng tình với ý kiến cho rằng đây là thời điểm kết thúc giai đoạn “dễ dãi” với hàng hóa Trung Quốc bằng rào cản kỹ thuật: “Chúng ta cần phải nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật nhưng lưu ý là không ảnh hưởng đến chính chúng ta. Đồng thời với đó, chúng ta phải thay đổi kết cấu hàng hóa của mình để bảo đảm chuẩn mực”.

Điều mà nhiều người quan tâm là phải mất bao lâu để Việt Nam tự chủ hơn về kinh tế trước người láng giềng phương Bắc và liệu Trung Quốc có trả đũa? Theo ông Ngoạn, về chuyện tự chủ kinh tế, chúng ta nhận thức lâu rồi nhưng chưa thẩm thấu vào từng cá nhân, tổ chức, người chịu trách nhiệm cụ thể ở từng cấp trong hệ thống chính trị. “Nếu đồng lòng, quyết tâm thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ đó. Đặt ra khung thời gian cụ thể thế nào thì khó có thể nói được. Vấn đề là phải đoàn kết, thống nhất cao để cùng hành động. Các nền kinh tế phụ thuộc nhau. Bản thân Trung Quốc cũng cần có sự phát triển, ổn định trong mối tương quan thương mại, kinh tế, chính trị, ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, khi có quyết định gì thì Trung Quốc phải nhớ chính họ cũng phải chịu đựng” - ông nhận xét.

Áp sát giàn khoan, 8 tàu hư hỏng, 3 kiểm ngư bị thương

Theo Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngày 24-5, xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 có 127 tàu Trung Quốc (tăng 5 chiếc, gồm: 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá và 1 tàu chiến). Trung Quốc có 4 máy bay bay nhiều vòng ở độ cao 300 - 500 m, trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam hoạt động. Đáng chú ý, tàu hộ vệ tên lửa đã được Trung Quốc đưa ra cách xa giàn khoan, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn và được ẩn giấu kỹ hơn.

Về phía Việt Nam, tàu kiểm ngư theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần giàn khoan ở khoảng cách 5,5- 6,5 hải lý để tuyên truyền, có lúc đã áp sát Hải Dương 981 khoảng 3,7 hải lý. Tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng quyết liệt, tăng tốc độ và phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước (cách giàn khoan 10-12 hải lý). Phía Trung Quốc còn bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam làm 8 tàu chấp pháp của ta bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng-ten, phần vỏ bị móp méo; 3 kiểm ngư bị thương nhẹ.

Phía Trung Quốc đã phản ứng mạnh và nguy hiểm hơn khi tàu Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan. Dù vậy, các tàu kiểm ngư Việt Nam vẫn quyết liệt đấu tranh, duy trì lực lượng, duy trì cường độ để tiếp cận giàn khoan hơn nhằm tuyên truyền. N.Quyết

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo