xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phiên dịch viên bất đắc dĩ

Bài và ảnh: MINH HẢI

Giới truyền thông quốc tế hết sức ấn tượng trước sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Góp phần trong đó là những con người với công việc rất bình dị

Phú Quốc đã bất ngờ trở thành điểm hẹn của giới truyền thông Việt Nam và quốc tế khi huyện đảo ở tỉnh Kiên Giang này được chọn làm nơi đặt sở chỉ huy tiền phương điều hành công tác tìm kiếm, cứu hộ chiếc máy bay mất tích của Malaysia. Những giờ phút chộn rộn đã trôi qua nhưng hình ảnh những con người chân chất tìm cách giúp đỡ báo chí vẫn đọng lại trong giới phóng viên trong nước và quốc tế, trong đó có cặp vợ chồng phiên dịch viên bất đắc dĩ.

“Sợ người ta hiểu sai”

Đoàn Lâm tất tả chạy theo những phóng viên đang cố gắng bám sau xe của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu để thu thập thông tin. Ban đầu, người ta cứ ngỡ Lâm là phóng viên của một tờ báo hay kênh truyền hình Trung Quốc nào đó tại Việt Nam. Mãi những ngày sau, người ta mới biết anh làm công việc phiên dịch tiếng Trung. Nghề chính của Lâm là hướng dẫn viên du lịch trên đảo ngọc Phú Quốc.

Vợ chồng Đoàn Lâm - Lý Bửu Linh, 2 phiên dịch viên bất đắc dĩ
Vợ chồng Đoàn Lâm - Lý Bửu Linh, 2 phiên dịch viên bất đắc dĩ

Đoàn Lâm luôn hỏi cặn kẽ những điều được thông tin tại các cuộc họp báo nóng diễn ra ngày 2 lần, cũng như các tin tức mà cánh phóng viên săn được bên lề. Sau đó, anh dịch lại rất nhanh cho các phóng viên Trung Quốc. Chỗ nào họ chưa rõ, anh ghi ra giấy rồi hỏi thêm để thông tin không bị bỏ qua hay hiểu sai lệnh.

Các phóng viên của Đài Tiếng nói Nhân dân Thượng Hải và Đài Đông Phương cho biết khi mới đặt chân đến Phú Quốc để đưa tin về chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích, họ đã thực sự gặp trở ngại. Tìm người biết tiếng Trung trên đảo này không phải là điều đơn giản. Nhiều đoàn phóng viên Trung Quốc phải đặt hàng các công ty du lịch từ TP HCM cử hướng dẫn viên biết tiếng Trung ra Phú Quốc làm phiên dịch.

“Ở Phú Quốc chỉ có 4 hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Trung. Các đoàn phóng viên đến từ Trung Quốc rất đông và họ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa tin do quá ít người biết tiếng Trung để phiên dịch” - Đoàn Lâm nhớ lại.

Nếu cả 4 người biết tiếng Trung đều đồng ý phiên dịch thì giới truyền thông Trung Quốc đã đỡ vất vả. Thế nhưng, khi cánh phóng viên Trung Quốc đặt vấn đề muốn thuê làm phiên dịch, có đến 3 người từ chối thẳng thừng. “Tôi là người duy nhất bất đắc dĩ phải nhận lời. Các phóng viên Trung Quốc đã thuyết phục tôi giúp họ đưa tin về sự kiện này vì rất nhiều người dân bên đó từng phút từng giây trông ngóng tin tức” - Lâm kể.

Ban đầu, Đoàn Lâm cũng ngần ngại vì việc cộng tác, dù chỉ là phiên dịch, ngắn ngày cho cơ quan báo chí nước ngoài đã bị những đồng nghiệp của anh “chạy làng” vì coi là nhạy cảm và phức tạp. “Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định nhận lời. Bởi lẽ, các cuộc họp báo đều không có phiên dịch tiếng Trung lẫn tiếng Anh, tôi thấy một số phóng viên nước ngoài thường chạy theo hỏi các đồng nghiệp Việt Nam nhưng sự chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Trung rất có thể dẫn đến sai lệch. Tôi rất lo họ hiểu không đúng về Phú Quốc, về Việt Nam của chúng ta” - Lâm giải thích.

Bà bầu cũng góp tay

Vợ Đoàn Lâm là Lý Bửu Linh nói thông thạo tiếng Quảng Đông, trong khi anh rành tiếng phổ thông hơn. Lâm nhận lời tham gia phiên dịch từ ngày 8-3. Về sau, các đoàn phóng viên Trung Quốc tới Phú Quốc ngày càng đông và họ đã thuyết phục cả vợ chồng anh cùng tham gia công việc truyền thông của họ.

Nỗi băn khoăn của Linh khi quyết định nhận lời phiên dịch cũng tương tự chồng chị: “Tôi thấy nhiều đài truyền hình, cơ quan báo chí của Trung Quốc không có phiên dịch viên tiếng Việt. Họ thường không hiểu hết và hoàn toàn chính xác những gì đang diễn ra và những điều được người có trách nhiệm của phía Việt Nam phát ngôn”.

Theo Linh, điều này rất hệ trọng bởi nó có thể dẫn tới chuyện hiểu sai ý.  “Chẳng hạn, khi Việt Nam mới chỉ quyết định thu hẹp quy mô tìm kiếm chiếc máy bay thì nhiều cơ quan báo chí Trung Quốc lại nghĩ rằng chúng ta dừng hẳn nên họ rất nháo nhác” - chị dẫn chứng.

Cô vợ của anh chàng hướng dẫn viên du lịch trên đảo ngọc đã trở thành “cứu tinh” của nhiều cơ quan báo chí Trung Quốc chứ không chỉ riêng gì Đài Phượng Hoàng - nơi mời chị cộng tác với vai trò phiên dịch. “Dù đang có thai 8 tháng nhưng khi các phóng viên Trung Quốc đặt vấn đề rằng nếu không có hỗ trợ của phiên dịch thì họ không thể có những tin tức bảo đảm độ chính xác cao, tôi đã nhận lời. Công việc phiên dịch rất căng thẳng, đòi hỏi phải tập trung cao độ nhưng tôi nghĩ mình cần phải làm gì đó để người nước ngoài hiểu rõ hơn sự nỗ lực, nhiệt tình của các cơ quan chức năng Việt Nam trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích” - chị thổ lộ.

Linh cho biết trong mỗi buổi họp báo, chị đều ghi lại những lời của các quan chức Việt Nam, sau đó dịch lại bằng chữ Hoa cho phóng viên Trung Quốc chứ không chỉ dịch miệng. “Những người biết tiếng Trung trên đảo Phú Quốc đều từ chối công việc này. Song, vợ chồng tôi nhận lời bởi chúng tôi hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của thông tin chính xác” - chị bộc bạch.

Không màng tiền bạc

Zhang Ming, trưởng văn phòng thường trú ở Phillipines của báo China News Service, khẳng định: “Nếu không có vợ chồng Lâm - Linh, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ phiên dịch từ các buổi họp báo, họ còn gặp các phóng viên Việt Nam để hỏi thêm thông tin bên lề - những thông tin mà chỉ nhờ có quan hệ với giới chức chỉ huy cuộc tìm kiếm, cánh nhà báo trong nước mới có được”.

Điều mà giới truyền thông tham gia đưa tin cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích ở Phú Quốc, nhất là cánh phóng viên Trung Quốc, cảm kích hơn chính là việc đôi vợ chồng phiên dịch viên bất đắc dĩ này không màng đến tiền bạc. “Mỗi ngày, vợ chồng tôi làm việc đến 15 giờ với các phóng viên Trung Quốc nhưng chúng tôi chưa bao giờ đề cập chuyện thù lao. Chúng tôi chỉ nghĩ làm sao hỗ trợ họ tốt nhất để họ hiểu rõ Việt Nam chúng ta” - Đoàn Lâm tâm sự.

Với Việt Nam, việc giúp người trong cơn hoạn nạn bằng tất cả khả năng, tấm lòng đã để lại ấn tượng lớn với dư luận nước ngoài và giới truyền thông có mặt ở Phú Quốc nói riêng. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, họp báo, có phóng viên đã đề cập kinh phí của Việt Nam trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay rất tốn kém vì phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện. Tuy nhiên, các quan chức nước ta đã dứt khoát: “Việc tìm ra máy bay mất tích lúc này quan trọng hơn là đo đếm những hao tổn tài chính”.

“Việt Nam thể hiện nghĩa cử quốc tế cao đẹp, cho thấy chúng ta luôn có trách nhiệm trong các vấn đề nóng bỏng mà mình có thể góp sức” - Phó đô đốc, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Lê Minh Thành khẳng định.

Việt Nam ghi điểm

Liu Siu Wai, phóng viên của Tân Hoa Xã tại Hồng Kông và Wang Zhuang, phóng viên thường trú của Tân Hoa Xã ở Việt Nam, đều nhìn nhận: “Các phóng viên Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc thông tin về cuộc tìm kiếm này”.

Báo giới trong nước và quốc tế đã có 
một cuộc hội ngộ tình cờ ở Phú Quốc trong 
chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Báo giới trong nước và quốc tế đã có một cuộc hội ngộ tình cờ ở Phú Quốc trong chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích

 

Wang Zhuang từng làm việc, tác nghiệp trong nhiều sự kiện ở Việt Nam và cũng có vốn tiếng Việt kha khá nhưng anh cho biết vẫn gặp khó khăn trước một sự kiện phức tạp như lần này. “Việt Nam đã thực sự ghi điểm với giới truyền thông quốc tế nhờ sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm rất cao khi vấn đề này được cả thế giới chú ý” - anh khẳng định.

Đơn vị đồng hành

img

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo