xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phú Yên - Vùng đất có nền văn hóa Chăm phong phú

B.T.A

(NLĐBảo tàng tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về di tích văn hóa Chăm ở Phú Yên. Cuộc hội thảo đã góp phần khẳng định sự tồn tại và phát triển nền văn hóa Chăm tại Phú Yên, là một bộ phận không thể tách rời văn hóa Chăm trong dải đất miền Trung và cần phải bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Hội thảo đã đề cập đến các đề tài nghiên cứu về văn hóa Chăm ở khu vực miền Trung như "Đồ đất nung Chăm", "Tôn giáo, tín ngưỡng và nghệ thuật Chăm", "Vị trí, ý nghĩa của các di tích văn hóa Chăm ở Phú Yên".

Hiệay, tỉnh Phú Yên còn 28 di tích văn hóa Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ, bia chợ Dinh, Tháp Bà, các phế tích tháp ở Đông Tác, Hồ Sơn, các giếng Chăm...Việc khai quật tại một số di tích Chăm đã tìm thấy rất nhiều hiện vật như tượng người và phù điêu, các tác phẩm kiến trúc như Kala, Garuda, Thiên nga, Kỳ đà, Makara... Trong các di tích, ngoài Tháp Nhạn còn khá nguyên vẹn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, còn có Thành Hồ được xem là tòa thành nguyên vẹn nhất trong số các tòa thành Chăm còn sót lại cho đến ngày nay. Theo nhà sử học Nguyễn Danh Hạnh: những vết tích của Tháp Bà (khai quật năm 1990) được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 12 và thuộc phong cách kiến trúc Bình Định, Thành Hồ (qua hai cuộc khai quật trong năm qua) cho thấy nơi đây từng là một trung tâm lớn của dân tộc Chăm và có thể là một trung tâm chính trị- kinh tế, quân sự của một vùng, không thua kém bất cứ một trung tâm nổi tiếng nào như thành Trà Kiệu (Quảng Nam), Trà Bàn (Bình Định).

Tiến sĩ khảo cổ học Lê Đình Phụng thuộc Viện khảo cổ học Việt Nam cho rằng: những đặc điểm và các loại hình di tích, di vật của văn hóa Chăm phát hiện tại Phú Yên cũng giống các di tích văn hóa Chăm ở miền Trung. Vùng đất Phú Yên như một cửa ngõ nối với vùng cao nguyên bằng sông Đà Rằng - một con sông lớn nhất miền Trung. Dọc hai bên hạ lưu sông Đà Rằng đã từng có nhiều tháp của dân tộc Chăm xây dựng đối xứng nhau mà ngày nay còn nhiều di tích như phế tích Đông Tác nằm đối xứng với Tháp Nhạn, Tháp Bà đối xứng với Thành Hồ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo