xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan ngại về báo cáo dòng chính sông Mê Kông

Bài và ảnh: Minh Khanh

Bản dự thảo kết luận về tác động của các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới đây đã dấy lên nhiều mối quan ngại

Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường  (TN-MT) bắt đầu dự án nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (gọi tắt là MDS), đơn vị tư vấn thực hiện là Viện Thủy lợi Đan Mạch (DHI). Phạm vi nghiên cứu bao gồm 13 tỉnh, thành ĐBSCL và 14 tỉnh vùng Biển Hồ - Campuchia.

“Chìa khóa” quan trọng

Trước đó, theo đề nghị của các nước thành viên Ủy ban sông Mê Kông, Lào nên hoãn việc xây dựng các con đập trên dòng chính trong10 năm hoặc ít nhất là cho đến khi Việt Nam hoàn thành nghiên cứu MDS. Mục đích của dự án nhằm bảo đảm an toàn ĐBSCL, nguồn tài nguyên, nền kinh tế và hệ tự nhiên để bảo đảm sự tiếp diễn đời sống lành mạnh của các cộng đồng và sinh kế của họ ở ĐBSCL... Vì thế, kết luận nghiên cứu là một chìa khóa quan trọng cho thế cuộc ở hạ nguồn sông Mê Kông.


Khu đất ngập nước Ramsar Tràm Chim (Đồng Tháp) bị đe dọa nghiêm trọng bởi các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông

Khu đất ngập nước Ramsar Tràm Chim (Đồng Tháp) bị đe dọa nghiêm trọng bởi các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông

 

Bản dự thảo báo cáo vừa được DHI hoàn thành vào tháng 10-2015. Về lĩnh vực đánh bắt thủy sản, dự thảo báo cáo kết luận tổng lượng sụt giảm thực tế của sản lượng cá trên đồng bằng sông Mê Kông, vùng đồng bằng ngập nước của Campuchia và Tonle Sap tương đối nhỏ, chỉ lần lượt là 1.206 tấn, 2.572 tấn và 56 tấn, tổng cộng 3.834 tấn. Mức tổn thất các loài thủy sinh khác cũng không lớn, lần lượt là 227 tấn, 462 tấn và 10,5 tấn, tổng cộng 700 tấn. Do đó, không có thay đổi lớn về sản lượng thủy sản đánh bắt.

Về bồi lắng chất dinh dưỡng, kết luận là mức suy giảm bồi lắng chất dinh dưỡng có thể gây ra việc suy giảm cục bộ mức độ phong phú của một số loài động - thực vật trong và gần các điểm nóng đa dạng sinh học, tuy nhiên không đến mức có thể làm suy giảm mạnh hoặc biến mất loài.

Về đa dạng sinh học, tối đa khoảng 10% các loài cá hiện có ở sông Mê Kông của Việt Nam và phía Nam Campuchia, bao gồm sông Tonle Sap và Biển Hồ, có thể bị tuyệt chủng trong lưu vực sông Mê Kông do các đập thủy điện trên dòng chính sẽ chặn đường di chuyển của chúng đến và đi từ sinh cảnh quan trọng dưới hạ nguồn. Tất cả loài cá còn lại sẽ bị suy giảm đáng kể trong khu vực.

Đặc biệt, hoạt động của các đập thủy điện sẽ thay đổi môi trường sống, chia cắt sinh cảnh, gián đoạn di cư, thay đổi số lượng mồi dẫn đến sự tuyệt chủng của cá heo Irrawaddy - loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới. Thậm chí, cả sản lượng lúa sụt giảm cũng không đáng kể, cụ thể ở Campuchia sụt giảm 3,7% và ở Việt Nam là 2,3%.

Nhiều lỗ hổng, sai sót

Những kết luận này đang gây thất vọng cho một bộ phận không nhỏ các nhà khoa học và dư luận. Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Cần Thơ, thất vọng đó là điều tất yếu và đã nhìn thấy từ trước vì từ phương pháp tiếp cận cho đến kỹ thuật nghiên cứu đều có quá nhiều lỗ hổng và sai sót.

Được biết, ông Tuấn và một số nhà khoa học khác ở ĐBSCL đã soạn một bản kiến nghị về vấn đề này để trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN-MT cũng như Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam. Về phương pháp, nhóm cho rằng khung nghiên cứu của dự án còn nhiều thiếu sót; nghiên cứu thiếu xem xét tác động đối với quá trình kiến tạo đồng bằng; nghiên cứu chỉ đánh giá từng ngành riêng lẻ, thiếu xem xét sự tương tác giữa các ngành, các yếu tố…

Bên cạnh đó, phần nghiên cứu về xã hội rất hạn hẹp, chỉ tập trung vào sinh kế của một số nhóm trực tiếp nên sẽ không phản ánh được đủ giá trị tổn thất của thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đối với ĐBSCL. Về kỹ thuật, báo cáo MDS còn thiếu nhiều dữ liệu, chất lượng số liệu phải xem xét lại, thiếu tác nhân con người và công trình bên ngoài (các con đập của Trung Quốc và tác động của biển lên đồng bằng).

Ngoài ra, một số vấn đề trong báo cáo MDS chưa cho thấy nhóm nghiên cứu hiểu rõ tình hình thực tế và các yếu tố tương tác phức tạp của ĐBSCL. Chẳng hạn, trong đánh giá điều kiện nền của nghiên cứu này có nhiều tuyên bố cho rằng một phần vùng ngập lũ ở ĐBSCL đã bị cắt đứt khỏi dòng sông do đê bao, không nhận phù sa, không nhận nguồn lợi thủy sản. Tuyên bố này không phù hợp. Thứ nhất, nó hàm ý rằng ĐBSCL phần lớn là “tự diễn biến” nên “không còn gì nhiều để mất”.

Thứ hai, các vấn đề nội tại hiện nay của ĐBSCL chỉ là tạm thời và đang được giải quyết bằng nhiều biện pháp, chẳng hạn diện tích đê bao khép kín vẫn khá nhỏ so với vùng ngập lũ của ĐBSCL và không mở rộng thêm.

Thứ ba, nhiều địa phương đã có chủ trương xả lũ hằng năm để nhận vào phù sa, nguồn lợi thủy sản, rửa đồng ruộng. Thứ tư, trong nông nghiệp cũng có nhiều biện pháp mới giảm thiểu hóa chất như “ruộng lúa bờ hoa” đang rất phổ biến ở tất cả các tỉnh.

Những thiếu sót này cần được đơn vị tư vấn và Bộ TN-MT nghiêm túc tiếp nhận và khắc phục để nâng cao chất lượng báo cáo.

 

Bị uy hiếp bởi nước biển dâng

Theo nhóm các nhà khoa học ở ĐBSCL, châu thổ sông Mê Kông là 1 trong 3 châu thổ lớn trên thế giới bị uy hiếp nghiêm trọng bởi nước biển dâng. Châu thổ, đặc biệt là ĐBSCL, vùng giao thoa giữa 2 quá trình sông và biển. Nếu quá trình sông yếu đi vì một lý do nào đó, xây các đập thủy điện chẳng hạn thì quá trình biển sẽ mạnh lên tương ứng. Phần lãnh thổ Việt Nam của châu thổ sông Mê Kông đã phải đối phó với tác động kép của nguồn nước trên thượng nguồn có nguy cơ bị suy giảm và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo