xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan thề trước dân

PHẠM DƯƠNG

Đó là lễ hội độc đáo, được hàng ngàn người tới chứng kiến, diễn ra vào ngày 14 Tháng Giêng hằng năm tại đền chùa Hòa Liễu thuộc xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Những ngày đầu xuân, trên khắp đất nước diễn ra biết bao lễ hội. Những lễ hội này, tựu trung là để người dân, khách thập phương vừa tham quan vãn cảnh đầu năm vừa cầu cho quốc thái dân an, cầu gia đạo bình an, tài lộc sung túc... Song tổ chức lễ hội để thề sống “trung thực, ngay thẳng”, thề “không tham nhũng”, “không nhũng nhiễu” như tại lễ hội Minh thề, hay còn được người dân gọi là “Quan thề”, ở đền chùa Hòa Liễu thì thật độc đáo, có một không hai.

Lễ hội Minh thề, theo sử sách, có từ năm 1561 khi Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản, vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung, lập ra Hịch văn hội Minh thề với 4 nội dung chính quy định những điều được và không được làm cho đại diện của mỗi tầng lớp trong xã hội. Từ đó đến nay đã gần 500 năm, lễ hội Minh thề là nơi những quan lại, chức sắc, công bộc tuyên thề sẽ công tâm, không tư túi, tham nhũng của công; không dùng quyền uy để chèn ép bóc lột của dân; không bao che tội phạm… Người dân đến với lễ hội cũng không phải mong lấy chữ danh lợi mà để nguyện sẽ giữ lòng trung thực, ngay thẳng.

Lời thề “Không tham nhũng” vang lên trước hàng ngàn người chứng kiến tại lễ hội Minh thề suốt gần nửa thiên niên kỷ qua cho thấy không phải lúc này mà từ rất sớm, các bậc tiền nhân đã ý thức rất rõ mối nguy hại mà ngày nay chúng ta gọi là một thứ quốc nạn. Có thể lời thề giữa thanh thiên bạch nhật, giữa muôn vạn người vẫn chẳng diệt trừ được các quan tham song ít ra việc này làm những quan chức khi thò tay tham nhũng, nhận của đút lót sẽ nhớ rằng mình từng thề trước thần linh, tổ tiên và nhân dân rằng sẽ liêm chính, không làm gì phương hại tới đất nước.

Từ nét đẹp văn hóa của lễ hội Minh thề, nên chăng hiện thực hóa thành quy định các quan chức khi nhậm chức phải tuyên thệ trước cơ quan đại diện của dân như hội đồng nhân dân và Quốc hội. Lời thề đó được xem như là một căn cứ để người dân giám sát xem quan chức đã thực hiện lời thề “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân” ra sao. Vấn đề này cũng từng được nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đề xuất. Cụ thể là quy định yêu cầu những người được bầu giữ trọng trách của đất nước phải tuyên thệ khi nhậm chức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo