xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Quốc hiệu thời Bác lập quốc hay hơn"

VU GIA

Nếu có nói đến Quốc hiệu, tôi nghĩ nên chăng chúng ta lấy lại Quốc hiệu thời Bác Hồ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Về mặt câu văn tiếng Việt ở Quốc hiệu này, tôi thấy đúng hơn Quốc hiệu đang dùng. Về mặt ý nghĩa, tôi thấy Quốc hiệu thời Bác lập quốc hay hơn

Đây là lần thứ 4 chúng ta sửa đổi Hiến pháp. Theo tôi, Hiến pháp là bộ luật mẹ, bộ luật gốc, do vậy mà câu chữ cần phải rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu.

Điều 7 (sửa đổi, bổ sung điều 7), ở mục 2: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bị cử tri hoặc Quốc hội, HĐND bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Trong thực tế, cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu nhân dân không hay phải thông qua dân chủ đại diện? Nên chăng, câu này, ta có thể viết: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bị Quốc hội, HĐND bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” để thấy thực hơn và rõ ràng hơn?

Điều 13, tôi chỉ thấy nói đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và ngày Quốc khánh, không thấy nói đến Quốc hiệu. Nếu có nói đến Quốc hiệu, tôi nghĩ nên chăng chúng ta lấy lại Quốc hiệu thời Bác Hồ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Về mặt câu văn tiếng Việt ở Quốc hiệu này, tôi thấy đúng hơn Quốc hiệu đang dùng. Về mặt ý nghĩa, tôi thấy Quốc hiệu thời Bác lập quốc hay hơn.

Ở “điều 27 (sửa đổi, bổ sung điều 63):

1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. 2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới”.

Tôi thấy mục 2 là thừa, bởi mục 1 và mục 3 đã bao trùm cả mục 2 rồi.

Điều 30 (sửa đổi, bổ sung điều 53) ghi: “Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, tôi thấy chưa ổn. Theo Từ điển Tiếng Việt, trưng cầu ý dân là hỏi ý kiến nhân dân bằng tổ chức bỏ phiếu, để nhân dân trực tiếp quyết định về một vấn đề quan trọng của đất nước.
 
Như vậy, khi “Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” thì mọi công dân phải có bổn phận và nghĩa vụ tham gia, chứ không phải “có quyền”, bởi một khi nói “có quyền biểu quyết” thì cũng “ngầm nói” có quyền không biểu quyết. Đây là chuyện của dân, chuyện của nước mà Nhà nước đang cần ý kiến của dân để có quyết sách đúng thì dân phải chung sức chung lòng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo