xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Quyền im lặng”: Cân nhắc thời điểm

THẾ KHA

Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng thời điểm hiện nay chưa phù hợp để quy định “quyền im lặng”

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp ngày 16-10, ông Trần Văn Dũng, Vụ phó Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Bộ Tư pháp, cho biết “quyền im lặng” được pháp luật tố tụng hình sự nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận nhằm bảo đảm 2 yếu tố chính: Người bị tạm giam, tạm giữ được thực hiện quyền trợ giúp pháp lý nếu không có khả năng tự bảo vệ và ở góc độ nào đó sẽ tránh được hành vi bức cung, nhục hình dẫn tới oan sai.

Điều kiện chưa chín muồi

Tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng cho biết sau phiên họp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Ban Soạn thảo Bộ Luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) đã tiến hành ngay một cuộc họp và đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh “quyền im lặng”. Đã có một số câu hỏi được đặt ra, như nếu được “quyền im lặng” thì im lặng tới khi nào? Các ý kiến đã thống nhất rằng im lặng được hiểu là tới khi có luật sư, người trợ giúp pháp lý bên cạnh chứ không phải suốt quá trình điều tra.

“Một câu hỏi khác cũng được nêu ra là Bộ Luật Tố tụng Hình sự hiện nay đã quy định quyền này chưa? Qua rà soát, trao đổi, các ý kiến đã đi tới thống nhất rằng bộ luật chưa quy định trực tiếp về “quyền im lặng” nhưng đã manh nha nói về điều này rồi. Nó thể hiện ở việc quy định người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam có quyền được thông tin cho cán bộ điều tra, cơ quan điều tra biết về hành vi của mình nhằm gỡ tội, chứ không có nghĩa vụ trả lời” - ông Dũng phân tích.

Theo ông Dũng, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải quy định trực tiếp “quyền im lặng” trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) sắp tới. Để làm điều này, chúng ta cần căn cứ vào khả năng của đội ngũ trợ giúp pháp lý và luật sư. Đội ngũ này hiện còn nhiều bất cập và nếu đem so sánh về số lượng với bị can, bị cáo hằng năm thì có sự chênh lệch lớn. “Quan điểm của tôi và nhiều chuyên gia pháp lý là ở thời điểm hiện nay cần phải hết sức cân nhắc” - ông Dũng nói.

Tại sao chưa xóa bỏ giấy khai sinh?

Liên quan đến dự thảo Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân còn vênh nhau về việc tiếp tục cấp hay xóa bỏ giấy khai sinh (thay bằng thẻ căn cước), ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp, cho biết Chính phủ đã 2 lần có công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan điểm tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em từ khi mới sinh ra bởi điều này phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ Luật Dân sự và Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Việc cấp thẻ căn cước công dân chỉ nên thực hiện đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên bởi căn cước là thông tin cơ bản về gốc tích, đặc điểm nhận dạng của công dân để xác định một người cụ thể và phân biệt người này với người khác. “Nếu xóa bỏ giấy khai sinh sẽ gây khó khăn cho chính công dân Việt Nam khi có những giao dịch cần chứng minh thông tin về khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài” - ông Dũng giải thích.

Theo ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Quốc tịch, Hộ tịch và Chứng thực, lĩnh vực hộ tịch hiện nay có khoảng trên dưới 10 loại giấy tờ khác nhau. Dự thảo Luật Hộ tịch vừa được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra mới đây đã đề nghị giữ lại 2 loại giấy tờ: Giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn. Các loại giấy tờ khác sau khi người dân đăng ký thông tin sẽ được lưu giữ vào hệ thống điện tử, khi cần thì trích lục thông tin chứ không còn bắt buộc phải lưu giữ như hiện nay. 

 

Công an xã được ghi lời khai, vẽ hiện trường

Ông Trần Văn Dũng cho biết dự án xây dựng Bộ Luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) do VKSND Tối cao thực hiện đang có những quan điểm đề xuất mở rộng, trao quyền hơn nữa cho công an ở cơ sở điều tra sơ bộ ban đầu nhằm đáp ứng hiệu quả điều tra, truy tố và tránh việc xóa mất dấu vết. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng việc thu thập, đánh giá chứng cứ ban đầu nếu làm không khéo sẽ dẫn tới sai lệch chứng cứ. Vì thế, việc này vẫn cần phải trao đổi, nghiên cứu. Về Thông tư 28 của Bộ Công an cho phép công an xã được ghi lời khai ban đầu, vẽ sơ đồ, truy xét người bỏ trốn..., theo ông Dũng, phải chờ triển khai một thời gian xem có vấn đề gì không thì mới đề xuất sửa đổi được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo