xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết kéo hạ giá thuốc

Thế Dũng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý lập hội đồng hay ủy ban quốc gia quản lý giá thuốc nhưng phải có một đầu mối chịu trách nhiệm

Ngày 21-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp của Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự luật).

Hai bộ “đá bóng”

Trình bày tờ trình dự thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tự đánh giá sau 8 năm thực thi Luật Dược, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý giá thuốc nhưng vẫn còn bất cập. Nếu để Bộ Y tế làm đầu mối như hiện nay thì giống như “vừa đá bóng vừa thổi còi”. “Tôi không đùn đẩy trách nhiệm nhưng nếu vẫn để Bộ Y tế quản lý thì giá thuốc còn bất cập. Đề nghị lập hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc quy định trong Luật Dược sửa đổi” - bà Tiến kiến nghị và lập luận từ quy định của Luật Giá và cách thức quản lý của nhiều nước thì cần giao Bộ Tài chính làm đầu mối quản lý giá thuốc.

Trước đề nghị này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh việc Bộ Y tế được giao quản lý giá thuốc vừa qua cho thấy giá thuốc có chỉ số tăng thấp so với rổ hàng hóa chung. Vì thế, đề nghị đầu mối chủ trì quản lý giá thuốc vẫn nằm ở Bộ Y tế. Ông Dũng dẫn một số nước cũng để bộ y tế quản lý giá thuốc hoặc là cơ quan chủ trì trong hội đồng như Trung Quốc, Thái Lan, Pháp…

Trước ý kiến trái chiều từ 2 bộ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết quy định về quản lý giá thuốc là điều băn khoăn, vướng mắc nhất dẫn đến xây dựng dự luật chậm. Quản lý thuốc hiện quá nhiều vấn đề, tất cả dồn vào người bệnh chịu. Việc lập hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc phải nêu rõ chủ trì quản lý là Bộ Y tế - cơ quan nắm rõ nhất về thuốc. Trường hợp đặc biệt thì phải áp dụng quy chế liên ngành quyết định. Liên ngành  đồng thuận thì giá mới được tăng.

Kiểm nghiệm thuốc tại một doanh nghiệp dược ở TP Hà NộiẢnh: Ngọc Dung
Kiểm nghiệm thuốc tại một doanh nghiệp dược ở TP Hà NộiẢnh: Ngọc Dung

Dẫn “ma trận” giá sữa nhiều năm qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng so với giá thuốc thì còn dễ quản hơn rất nhiều và giá thuốc được “chi phối, điều tiết” từ bên ngoài rất khó lường hết. Vừa qua, chỉ có chút sơ hở trong thông tư quản lý là giá sữa leo thang. Vì thế, nếu không để cơ quan chuyên ngành chủ trì quản lý giá thuốc thì tình hình sẽ khó kiểm soát và thiệt hại cho người dân là không thể định lượng hết.

Cùng quan điểm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nên thành lập hội đồng quản lý giá thuốc do Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm chính trước quốc dân, đồng bào.

Phải quản hệ thống phân phối

Đồng tình với việc thành lập hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc song Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phân tích giá thuốc có 2 yếu tố chính quyết định. Đó là việc hình thành giá thuốc và “cung - cầu” - hệ thống phân phối. “Quản giá thuốc còn phải kiểm soát cung - cầu. Cụ thể, phải xây dựng và quản lý được hệ thống phân phối. Phải quản lý từ gốc, đi hai chân để quản chứ không đi từ ngọn như vừa qua.

Trước quan điểm còn khác nhau giữa các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngồi với nhau, bàn bạc xây dựng lại dự luật. Thủ tướng lưu ý quản lý giá cả chung phải do Bộ Tài chính. Bộ này đưa ra phương pháp định giá, khung giá còn trách nhiệm của Bộ Y tế là đưa ra các mức giá cụ thể. Sau đó, Bộ Tài chính thẩm tra, kiểm tra, giám sát theo nguyên tắc “người làm phải có người kiểm tra”. “Nếu Bộ Tài chính mà định giá thì còn ai kiểm tra nữa. Tôi đồng ý lập hội đồng hay ủy ban quốc gia quản lý giá thuốc nhưng phải có một đầu mối chịu trách nhiệm. Song, tạm thời luật không cần quy định cụ thể mà giao cho Chính phủ quy định chi tiết để tránh phải sửa đi sửa lại” - Thủ tướng kết luận và nói tiếp: “Giá thuốc còn cao lắm, gay và làm khổ dân lắm. Mà giá cao dân có được trả giá đâu. Tôi còn nghe thuốc càng đấu thầu giá càng cao”.

Chốt lại phiên họp, Thủ tướng kết luận: “Nguyên tắc nhà nước phải quản lý giá thuốc vì liên quan mật thiết, sát sườn người dân. Làm sao phải kéo giá thuốc xuống mà nhiều ý kiến cho rằng quyết tâm là sẽ kéo được, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh viện, BHYT. Đây là trách nhiệm trước dân. Đồng ý doanh nghiệp dược có lợi nhuận nhưng không phải là siêu lợi nhuận và đổ vào đầu dân. Bằng mọi cách phải hạ và kiểm soát được giá thuốc”.

Khuyến khích sản xuất thuốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở việc lưu thông thuốc phải quản lý chặt, như ở nước ngoài mua thuốc không hề dễ. Mặt khác, nhà nước cần có chính sách khuyến khích để doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào ngành dược. “Nhà nước là chủ đạo nhưng không đủ sức làm hết nên cần cổ vũ xã hội dồn lực nghiên cứu sản xuất ra gốc kháng sinh, chứ hiện nay bột sản xuất thuốc cảm cúm vẫn phải nhập là rất không ổn” - Thủ tướng chỉ đạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo