xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết không hoãn tăng lương

Tô Hà

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo Bộ Tài chính và Ủy ban Tài chính Ngân sách tính toán cân đối số tiền tăng thu trong các năm 2014 - 2015, cắt giảm chi để tiết kiệm, tạo nguồn tăng lương

Ngày 31-10, Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trong phiên họp buổi sáng, sau đó thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch phân bổ ngân sách trung ương năm 2015.

Đêm nào cũng mơ tăng lương

Đề xuất hoãn tăng lương như trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Chính phủ không nhận được sự đồng thuận của đa số đại biểu (ĐB) QH, cho dù đã được Chính phủ giải thích là không thể bố trí được nguồn và trước đây đã có giai đoạn tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng.

Đoàn TP HCM có 5 ĐB tham gia thảo luận thì có đến 4 ĐB đề nghị phải xem xét lại. “Đêm nào tôi cũng nằm mơ tính toán có tăng lương hay không và tôi chắc chắn rằng các ĐBQH trước đây cũng vậy. Vì đó là yếu tố kích thích lao động” - ĐB Đỗ Văn Đương nói.

Thông cảm cho ngân sách eo hẹp, ĐB này đề nghị nếu không cân đối được thì phải tính đến bộ phận đang hưởng lương thấp, cuộc sống rất khó khăn. Đó là người nghỉ hưu trước năm 1993 và công chức, viên chức hưởng lương bậc 2-3. “Có những người nghỉ hưu không sống được bao lâu nữa. QH thương lấy họ đi, nhịn ăn nhịn tiêu để tăng lương cho họ” - ĐB Đương tha thiết.

 

Các đại biểu Quốc hội trao đổi trong giờ giải lao Ảnh: TTXVN
Các đại biểu Quốc hội trao đổi trong giờ giải lao Ảnh: TTXVN

 

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) thẳng thắn cho rằng ĐBQH là chức danh được cử tri bầu, QH là cơ quan quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, quyết định ngân sách nhưng không bố trí được nguồn tăng lương theo lộ trình đã đề ra thì chưa bảo đảm được vai trò đại diện cho cử tri, cho người lao động. “Lý do thiếu tiền tăng lương đều do QH và Chính phủ, không phải lỗi tại người hưởng lương” - ĐB Lê Nam nói.

ĐB Đặng Ngọc Tùng (TP HCM), Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, lên tiếng đề nghị QH “nhất định phải tăng lương” vì vấn đề này đã được đặt ra trong luật và lộ trình của Chính phủ. Lẽ ra, để bảo đảm mức sống tối thiểu, năm 2015 lương phải tăng 32% nhưng sau đó xét đến điều kiện khó khăn của đất nước, mức lương tăng theo lộ trình đã được thống nhất giảm xuống còn gần một nửa.

“Nếu nói khó khăn quá không thông qua lộ trình tăng lương thì người lao động, cán bộ công chức hưởng lương thấp làm sao đủ sống. Họ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, vui vẻ nhận phong bì bôi trơn thì nguy cơ xã hội còn khó khăn hơn” - ĐB Đặng Ngọc Tùng cảnh báo.

Một số ĐB tán thành cắt 10% chi thường xuyên ngoài lương để giảm được chi phí hành chính như hội thảo, đi công tác nước ngoài… ưu tiên nguồn cho các nhiệm vụ chi cấp thiết khác như nhà ở cho người có công.

Trước những tranh luận gay gắt, chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Bộ Tài chính và Ủy ban Tài chính Ngân sách tính toán cân đối số tiền tăng thu trong các năm 2014 - 2015, đồng thời cắt giảm chi để tiết kiệm, tạo nguồn tăng lương. “Đây mới chỉ là phương án, QH chưa quyết định được” - Phó Chủ tịch QH nói và cho biết năm 2015 có tăng lương hay không sẽ được quyết định khi trình dự thảo nghị quyết của QH tại phiên họp này.

Phải nói thật về nợ công

Mặc dù đầu giờ làm việc, mỗi ĐBQH đều nhận được báo cáo bằng văn bản của Chính phủ về nợ công với khẳng định nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn. Song, nhiều ĐBQH tỏ ra chưa an tâm.

ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) cho biết nợ công của Việt Nam đã vượt 84 tỉ USD, mỗi người dân gánh nợ trung bình gần 900  USD và dư nợ tăng nhanh, sát ngưỡng an toàn trong khi nguồn thu chủ yếu từ khoáng sản, thu thuế trực thu thấp do kinh tế phát triển thấp. ĐB này yêu cầu phải quản lý chặt và có chiến lược trả nợ theo nguyên tắc cất gạch, xây lâu đài cho ngày mai.

Nhiều ĐB cũng cho rằng Chính phủ nói vẫn an toàn nhưng chưa thuyết phục vì chưa có phản biện. Chính phủ cần nói thật về nợ công, tính đúng, tính đủ các khoản khác như hoàn thuế, bảo hiểm xã hội… để có hướng xử lý.

ĐB Nguyễn Thanh Sơn (Nam Định) nói: "Thật khó yên tâm khi dư nợ tăng về số tuyệt đối, đồng thời tiến nhanh đến giới hạn cho phép. QH cần chia sẻ, đồng cảm và cùng chịu trách nhiệm với Chính phủ về quản lý nợ công bởi QH ấn nút thông qua Luật Quản lý nợ công, thông qua các dự án sử dụng vốn”. Theo ĐB này, quan trọng không phải nợ bao nhiêu mà là sử dụng thế nào. Đừng để người dân thấy vốn vay, vốn huy động lãng phí, rơi vào túi người tham nhũng.

ĐB Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, nói tỉ lệ nợ công 65% GDP là mức quy định trong chiến lược về nợ công của Chính phủ đặt ra tới năm 2020 chứ không phải đến năm 2015, mà thực tế nợ công năm 2015 sẽ cán mức hơn 64% GDP. “Như vậy có phải chúng ta đã tiêu hết của 6 năm sau đó không?” - ông Kiên đặt câu hỏi. 

 

Nhiệm vụ chi nào cũng cấp bách

ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách, nói ngân sách hiện trong tình trạng “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, rất khó khăn. Nhiệm vụ chi nào cũng cấp bách, không biết cắt khoản nào. ĐB này đề xuất xử lý tình trạng “lạm phát cấp phó” để tiết kiệm chi. Hiện cả nước có hơn 139.000 cơ quan, tổ chức, mỗi cơ quan có 3-4 cấp phó, vừa chồng chéo vừa cồng kềnh. Tính trung bình, mỗi người hưởng phụ cấp chức vụ 30 triệu đồng/năm thì đã mất ít nhất 4.000 tỉ đồng, nếu mỗi cơ quan chỉ có 1 cấp phó.

ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, cho rằng ngân sách năm 2015 khó vượt thu vì Bộ Tài chính đã “hết võ”. Sở dĩ năm 2014 ngân sách vượt thu 63.000 tỉ đồng và năm trước đó dự tính hụt thu nhưng cuối cùng vẫn hoàn thành kế hoạch vì Bộ Tài chính “giở nhiều võ thu thuế”. Năm nay dư địa đã cạn, cần phải siết chi tiêu gọn lại.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo