xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối loạn cảnh quan kiến trúc đô thị

Đoan Trang

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ.- Xây chen trong biệt thự, xây nhà không phép hoặc trái phép, đang là hiện tượng phổ biến đến mức... báo động. Mới đây, gặp chúng tôi, một kiến trúc sư hiện công tác tại cơ quan quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị của TPHCM kêu lên: “Chúng tôi thật sự... bất lực rồi, nhà báo ơi!”. Hỏi ra mới biết, những nhà quản lý này đang bất lực trong quản lý kiến trúc đô thị của TP.

“Cho em xin thêm... 8 tầng nữa!”

Chủ một căn hộ trên đường T.Q.K, quận 1 xin phép xây dựng nhà có quy mô 1 hầm, 1 trệt, 3 lầu. Mấy tháng sau, công trình này tự nhiên “mọc” thêm ngoài giấy phép 8 tầng nữa, thành ra 11 tầng! Ấy vậy mà công trình này vẫn được cấp biên bản hoàn công (!). Chủ công trình: “Em xin nộp phạt, chỉ cần cho em thêm... 8 tầng nữa thôi”. Mới đây, UBND quận 1 ra quyết định buộc tháo dỡ và thu hồi biên bản hoàn công. Một cán bộ cấp TP thông tin cho chúng tôi: “Khách sạn New World tự nhiên có một khu mua sắm thật lớn. Ở khu vực này, cấp TP mới có quyền cấp phép xây dựng, nhưng chúng tôi hoàn toàn không biết tí gì, cho đến khi công trình đi vào hoạt động”.

Biệt thự là loại công trình rất cần thiết trong đô thị vì tạo cảnh quan, tăng diện tích cây xanh và thông thoáng, nhưng hiện nay tình trạng xây chen trong biệt thự cũng đáng báo động. Dãy biệt thự trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn... không còn là những căn biệt thự cổ kính của hai thập niên trước vì đa số đã bị biến tướng thành nhà phố. Tháng 5-2000, khi giải quyết một trường hợp nhà xây chen trong biệt thự ở quận 3, Chủ tịch UBND TP lúc đó là ông Võ Viết Thanh đã có ý kiến: “Qua sự việc này mới thấy bộ máy cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng của chúng ta hết sức quan liêu, nhiều tầng nấc, gây phiền hà rất nhiều, nhưng thả nổi và bất lực trong quản lý đến mức nào. Phải cải cách thế nào đây, nếu để tình trạng này kéo dài là không ổn”. Đã qua hơn một năm kể từ khi có ý kiến này, tình thế vẫn không có gì thay đổi, thậm chí còn tồi tệ hơn.

Thiếu luật lệ, thiếu tổ chức, thiếu cả con người!

Ai là người quản lý kiến trúc đô thị? Kiến trúc sư trưởng (KTST) TP - ông An Dũng - cho biết: “Tình hình này không riêng một cơ quan nào quản lý nổi. KTST có là cơ quan đầu mối, tổng hợp để quản lý kiến trúc đô thị không? Chưa ai công nhận cả. Nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp chưa được phân định rõ ràng”. Từ hơn một năm nay, thẩm quyền phân cấp xây dựng công trình tập trung hơn 95% cho quận, huyện như công trình có diện tích không quá 1.000m2 và không quá 3 tầng. Với công trình có diện tích lớn hơn và số tầng cao hơn, Sở Xây dựng TP cấp phép. Vấn đề là ai giám sát công trình có thực hiện đúng giấy phép? Chính vì thiếu hệ thống giám sát, thiếu tổ chức, thiếu con người và cả những biện pháp chế tài, nên trường hợp lỡ xây thêm 8 tầng như căn nhà ở quận 1 không phải là chuyện quá bất ngờ đối với các nhà quản lý. “Theo tôi, luật xây dựng là cốt tử!”, ông An Dũng nói. Theo ông An Dũng, kiến trúc đô thị khác kiến trúc công trình. Kiến trúc đô thị nhìn trên tổng thể, xem xét ở góc độ mảng hoặc phân khu vực. Để quản lý được kiến trúc đô thị, không thể thiếu luật xây dựng. Luật xây dựng còn rất quan trọng đối với một TP trẻ, mới phát triển, dân số đô thị gấp đôi dân số Hà Nội, và là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu của cả nước như TPHCM. Ông An Dũng cho biết thêm: “Ở nhiều nước, luật bảo vệ cảnh quan kiến trúc đô thị rất chi tiết. Có luật, cứ theo luật mà xử. Không phải họp hành nhiều như ở ta”. Thiếu luật, thiếu quy định, nhiều khu thuộc diện kiến trúc bảo tồn cũng khó lòng... bảo tồn được. Bà Huỳnh Thị Thảo, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 5, cho biết: “Khu Chợ Lớn của người Hoa thuộc phường 10, 11 là khu kiến trúc bảo tồn, nhưng chẳng có quy định nào làm cơ sở cho chúng tôi quản lý. Vì vậy, quận 5 phải đặt ra quy chế tạm thời, dù khu vực này chỉ có hơn 30 hộ dân”.

Ông Mai Quốc Bình, Phó Chủ tịch UBND TP, người rất quan tâm đến lĩnh vực này, cho biết: “Sắp tới, UBND TP sẽ yêu cầu các ngành, cơ quan chức năng báo cáo cụ thể về công tác quản lý kiến trúc đô thị. Vấn đề này còn nhiều tồn tại, phải lập thành chuyên đề nhằm đánh giá, tìm hiểu kỹ nguyên nhân do thiếu nhân lực hay lỏng lẻo trong quản lý, từ đó đề ra biện pháp giải quyết. Vì với thực tế này, không thể chờ lâu được nữa”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo