xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rừng giao dân giữ bị mất dần

Nhóm Phóng Viên

Nhiều năm qua, các địa phương đã giao khoán một số diện tích rừng cho dân giữ. Tuy nhiên, thực tế ở một số nơi cho thấy diện tích rừng được giao này đang mất dần vì nhiều lý do

Theo ông Lê Xuân Cải, Trưởng Phòng Quản lý Bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đã giao được 595.509 ha đất rừng cho dân.

Thủ tục rườm rà

Ông Nguyễn Văn Vân, Trưởng Phòng Thanh tra pháp chế - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, nói trước đây Thanh Hóa là địa phương “nóng” về phá rừng do cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, chưa hợp lý. “Lúc đó, kiểm lâm chỉ tăng cường kiểm soát, bắt giữ, tịch thu chứ chưa đẩy mạnh giao đất, giao rừng, mở rộng mạng lưới kiểm lâm viên địa bàn cũng như phối hợp với chính quyền địa phương nên mới có tình trạng trên. Gần đây, rừng đã ổn định nhưng việc khai thác nhỏ lẻ vẫn còn là do việc giao đất, giao rừng ở một số nơi chưa thực hiện” - ông Vân nói.

Ở Vườn Quốc gia Bến En (tỉnh Thanh Hóa), ông Lê Đình Phương, phó giám đốc vườn, cho biết trong vùng lõi vườn đang còn 9 thôn, bản với tổng số 440 hộ dân. Họ sống trong vùng lõi vườn nên muốn phát triển kinh tế cũng khó vì không có sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay vốn. “Để giảm bớt tình trạng người dân không có đất sản xuất gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng, chúng tôi đã làm tờ trình xin cắt lại 600 ha đất rừng đặc dụng chuyển giao cho 440 hộ trong vùng lõi, phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng đây là vườn quốc gia nên phải được Quốc hội thông qua. Vì thế, việc cắt chuyển diện tích trên vẫn chưa thực hiện do còn nhiều thủ tục rườm rà” - ông Phương nói.

Chỉ giao trên bản đồ?

Báo Người Lao Động từng thông tin vụ Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Phú Ninh ở tỉnh Quảng Nam giao khoán 121 ha rừng cho dân nhưng chỉ sau 2 năm đã để mất hơn 92 ha. Mới đây, phóng viên về lại xã Tam Sơn, huyện Núi Thành - nơi xảy ra tình trạng mất diện tích rừng giao khoán này. Ông Nguyễn Đức Kiểm - ngụ thôn Thuận Yên Tây, xã Tam Sơn; chủ nhóm hộ được cho là đã để mất rừng giao khoán - cho biết ông không nắm rõ khu vực rừng giao khoán vì cuối năm 2013, BQL rừng phòng hộ Phú Ninh đến thỏa thuận rồi chỉ trên bản đồ chứ không đi thực tế. Trong diện tích được giao có nhiều chỗ bị phá để trồng cây keo từ nhiều năm trước.

Nhóm của ông gồm 12 người, mỗi tháng đi kiểm tra 1 lần nhưng chẳng hiểu sao cứ đi thì lâm tặc đều biết nên trốn hết. Hơn nữa, địa hình khó khăn nên anh em không mặn mà gì.

Cũng như ông Kiểm, ông Nguyễn Lương Đào - ngụ thôn Mỹ Đông, xã Tam Sơn - cho biết nhóm của ông gồm 12 người nhận hơn 82 ha rừng. Khi giao, BQL rừng phòng hộ Phú Ninh chỉ đến nhà đưa bản vẽ và chỉ dẫn khu vực bảo vệ trong bản đồ, không đến nơi để chỉ cho dân biết khu vực bảo vệ. “Nhiều chỗ rừng đã bị phá để trồng keo trước đó 2-3 năm rồi nhưng vẫn giao cho mình. Giao trên giấy tờ chứ ranh giới thì không chỉ dẫn nên chúng tôi không biết đường, không rõ nằm ở đâu. Diện tích bị phá cũng không rõ ai phá. Đi kiểm tra thì chỉ đi ngoài triền thôi” - ông Đào nói.

 

Một trong những khu rừng giao cho dân ở tỉnh Đắk Lắk hiện đã bị “cạo trọc” Ảnh: Cao Nguyên
Một trong những khu rừng giao cho dân ở tỉnh Đắk Lắk hiện đã bị “cạo trọc” Ảnh: Cao Nguyên

 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Phước, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Phú Ninh, nói: “Có dẫn đi chứ, có biên bản bàn giao hiện trường. Giờ họ sợ quá nên nói vậy thôi, hằng năm đều rà soát, đều chỉ dẫn hết. Họ nói là quyền của họ, giờ căn cứ vào văn bản thôi”.

Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao có dẫn đi thực tế nhưng nhiều diện tích rừng bị phá trước đó vẫn bàn giao cho dân, ông Phước thừa nhận cán bộ sơ suất nhưng do địa bàn rộng. “Hồi đó, thiết kế chênh lệch, hiện trạng rừng nhiều lúc không chính xác lắm, địa hình mấp mô, nhiều lúc mình đi kiểm tra không hết. Khi giao rừng thì chắc chắn có sơ suất, anh em cũng đã làm kiểm điểm rồi. Bây giờ chỉnh lại thôi, tức là hồi xưa có một số rừng keo trên đó, anh em sơ suất vì rộng quá, thời gian gấp, không xác định được hết nên khi đo có sót một số diện tích. Lẽ ra là rừng keo mà mình nói là rừng tự nhiên” - ông Phước phân trần và nhìn nhận không chỉ ở Tam Sơn mà một số nơi khác cũng có tình trạng người dân lấn chiếm đất thuộc lâm phần rừng phòng hộ để trồng keo. “Hiện nay, diện tích quy hoạch rừng phòng hộ là 11.000 ha, trong đó diện tích giao khoán khoảng 6.000 ha. Do rừng nằm xen khu dân cư nên việc quản lý rất khó khăn. Chỉ có 4-5 cán bộ trực tiếp bảo vệ rừng nên dù muốn dù không biện pháp cuối cùng cũng phải giao cho người dân nhận khoán” - ông Phước nói.

Về giải pháp lâu dài, ông Phước cho biết đang rà soát lại diện tích rừng và sẽ thu hồi toàn bộ diện tích bị dân lấn chiếm trái phép. Sau đó, tiếp tục giao khoán cho dân giữ nhưng phải có cơ chế hưởng lợi xứng đáng cũng như chế tài xử lý nếu dân để mất rừng.

Rừng thành rẫy bắp, sắn...

Từ năm 1999 đến 2010, tỉnh Đắk Lắk đã giao 27.000 ha rừng cho hơn 5.000 hộ dân chăm sóc, bảo vệ nhưng đến nay, phần lớn diện tích rừng này đã bị “cạo trọc”.

Năm 2006, huyện Buôn Đôn giao 1.000 ha rừng cho 50 hộ của 7 buôn tại 2 xã Ea Huar và Krông Na quản lý, bảo vệ. Hiện diện tích rừng này hầu như đã bị thay thế bởi sắn, đậu, bắp; diện tích rất nhỏ còn lại thì rỗng ruột. Tương tự, năm 2007, UBND huyện Ea Súp giao khoán hơn 4.000 ha rừng cho các nhóm hộ của 4 xã Cư M’lan, Ea Bung, Ea Lê, Ia T’mốt. Trong đó, nhóm hộ ở xã Ea Lê sau một thời gian nhận thấy việc nhận khoán không hiệu quả, người dân đã trả lại hơn 300 ha. Diện tích rừng còn lại hiện đã có hơn 2.000 ha bị phá trắng.

 

Quảng Nam chờ báo cáo để kỷ luật

Hôm 17-9, ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cho biết hiện vẫn đang chờ các cá nhân, tổ chức tiếp tục rà soát, báo cáo về mức độ sai phạm của cá nhân, tổ chức để xử lý kỷ luật. Theo ông Hưng, trong số hơn 92,5 ha rừng bị mất sau khi giao khoán, có gần 10 ha mới bị phá gần đây. Hiện tại, Hạt Kiểm lâm huyện Núi Thành đã chuyển hồ sơ cho Công an huyện Núi Thành để điều tra đối tượng phá rừng.

 

Kỳ tới: Ít tiền nên dân chê?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo