xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rưng rưng vì Bí truyền của mẹ

THIÊN KIM

Cuộc thi chế biến món ăn Bí truyền của mẹ không chỉ hội tụ nhiều món ngon, độc đáo mà còn đong đầy những kỷ niệm xúc động về mẹ

Chế biến vừa miệng, trang trí công phu và thuyết trình cảm động, món Cơm chiên của mẹ của thí sinh Nguyễn Thanh Dũng đã vượt qua 8 món ăn của 8 thí sinh khác giành giải nhất trong cuộc thi chế biến món ăn Bí truyền của mẹ do Báo Người Lao Động phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức tại Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist (quận Tân Bình, TP HCM), ngày 5-9. Lễ trao giải cuộc thi viết Bí truyền của mẹ cũng diễn ra vào sáng cùng ngày.

 

img

Ông Phạm Minh Tâm, đại diện Công ty Ajnomoto Việt Nam, trao giải Nhất cuộc thi viết món ăn "Bí truyền của mẹ". Ảnh: Hoàng Triều

 

Chuẩn bị công phu

Là một thầy giáo, ông Dũng xin vắng mặt ngày khai trường để cùng vợ bắt xe buýt từ huyện Bến Lức, tỉnh Long An từ 5 giờ 30 phút đi TP HCM cho kịp có mặt tại điểm thi từ rất sớm. Mang theo hẳn một cái nia và nhiều loại hoa lá hái trong vườn nhà, ông Dũng bộc bạch: “Tôi phải thức từ 3 giờ sáng để nấu cơm mang theo. Món cơm chiên đơn giản nên mình phải trang trí thật đẹp”. Cũng dậy từ rất sớm, chị Lê Thị Thúy phải ra Bến xe Miền Đông lấy lá lưỡi rồng (một loại xương rồng) từ quê Phú Yên gửi vào để mang đến dự thi món Canh lưỡi rồng. Với món Cháo nhộng ong nấu nấm, anh Lê Hùng Phương cũng phải đặt mua nhộng ong từ Cà Mau.

 

Thí sinh Nguyễn Thanh Dũng chia sẻ với ban giám khảo những kỷ niệm về món Cơm chiên của mẹ
 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Thí sinh Nguyễn Thanh Dũng chia sẻ với ban giám khảo những kỷ niệm về món Cơm chiên của mẹ Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Không chỉ công phu trong khâu chuẩn bị, các thí sinh còn hết sức chăm chút, khéo léo trong khâu chế biến. Ấn tượng nhất là thí sinh Nguyễn Thị Minh Ly với món Bánh ít trần. Dù thời gian thi chỉ 1 giờ và ban tổ chức cho phép sơ chế nhưng chị vẫn không làm trước các công đoạn như nhào bột, nắn nhân… “Nếu nhào trước thì bột sẽ bị khô, không ngon” - chị Ly giải thích.

 

img

Ông Phạm Minh Tâm, đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam, trao quà đặc biệt của Công ty cho các TS dự thi nấu ăn. Ảnh: Hoàng Triều

 

Nhìn bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn của chị Ly chậm rãi, khéo léo vo từng cái bánh ít trần, ai cũng trầm trồ thán phục. Càng cảm động hơn khi chị bộc bạch: “Mỗi lần ăn món này, tôi lại nhớ bàn tay mẹ dù khô gầy, nhăn nheo nhưng nắn chiếc bánh nào cũng rất tròn trịa. Được mẹ làm bánh cho ăn rất nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ nấu món ăn nào tặng mẹ. Dịp này, tôi muốn dành món ăn dự thi này để tặng cho mẹ”.

Nấu để nhớ

Nhớ về mẹ là cảm xúc chung của không chỉ thí sinh mà cả ban giám khảo và những khách mời đến tham dự cuộc thi nấu ăn Bí truyền của mẹ. “Yêu thương bắt nguồn từ mùi vị. Mùi vị giúp kẻ tha hương nhớ về quê hương, xứ sở, gia đình. Cuộc thi rất có ý nghĩa khi đã giúp chúng ta nhớ về những kỷ niệm với mẹ, với gia đình” - nghệ sĩ Xuân Hương, thành viên ban giám khảo, nhận xét.

Nhưng không phải ai cũng còn mẹ để nấu món ngon dâng tặng. Thí sinh Nguyễn Thanh Dũng gây xúc động khi kể kỷ niệm với món cơm chiên: “Hồi đó, nhà tôi nghèo nên sáng mẹ thường hay thức sớm chiên cơm cho cả gia đình ăn. Ngày 26-8-1980, mẹ tôi cũng thức dậy chiên cơm như bình thường nhưng đến trưa thì đột ngột qua đời do bệnh tim tái phát. Anh em tôi đi học về biết tin mà bàng hoàng, đó là bữa cơm chiên cuối cùng mẹ làm cho chúng tôi”.

Mẹ mất đã 14 năm, chị Thúy, tác giả món Canh lưỡi rồng, khiến ai nấy rưng rưng nước mắt với câu chuyện: “Hồi nhỏ tôi rất biếng ăn, má hay nấu canh lưỡi rồng cho tôi ăn. Vì món canh này nhớt nên má đút là tôi nuốt ngay, không cần dọa nạt hay dỗ ngọt. Bây giờ, mỗi lần về quê, tôi  đi hái lưỡi rồng nấu canh để hồi tưởng lại dáng dấp, nụ cười của má”.

Là khách mời, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Công ty TNHH L’Oréal Việt Nam, cho biết cuộc thi nấu món ăn Bí truyền của mẹ rất có ý nghĩa khi diễn ra ngay mùa Vu lan. “Cuộc thi khiến chúng ta nhớ về mẹ và tự hỏi rằng bao lâu rồi mình không về thăm mẹ, bao lâu rồi không ăn cơm mẹ nấu? Mong rằng những cuộc thi như thế này sẽ được duy trì hằng năm” - bà Trinh bày tỏ.

 

Lỗi hẹn với Thịt nướng lá chuối

Ban đầu, có 10 thí sinh dự thi 10 món ăn, trong đó có món Thịt nướng lá chuối. Món ăn này được tác giả Lục Mạnh Cường gửi dự thi viết Bí truyền của mẹ và đoạt giải nhất nhờ những câu ai đọc vào cũng phải nuốt nước miếng. Do anh Cường sống ở Hà Giang, không thể vào TP HCM  dự thi nên đã giới thiệu người bạn thân là anh Lê Việt Cường đến dự thi thay. Anh Lê Việt Cường đã chuẩn bị hầu hết các nguyên liệu nhưng do có việc đột xuất đã không kịp đến tham gia. “Tôi rất thích nấu ăn, món Thịt nướng lá chuối theo kiểu của quê tôi rất ngon. Tôi rất muốn giới thiệu với mọi người nhưng đành lỗi hẹn. Nếu có những cuộc thi như thế này nữa, tôi nhất định sẽ tham gia” - anh Lê Việt Cường tiếc nuối.

 

Trong 9 món dự thi, ban giám khảo đã chọn 5 món để trao giải, gồm: Giải nhất: Cơm chiên của mẹ (Nguyễn Thanh Dũng); giải nhì: Mắm sắc của má (Bùi Ngọc Diêu); 3 giải khuyến khích: Cá linh kho nén (Lê Phương Mai), Bò hầm ngũ quả (Nguyễn Phương Thy), Bánh ít trần (Nguyễn Thị Minh Ly).

 

img

 

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo