xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rượu tà vạt

Lê Quốc Kỳ

Cây tà vạt giống như cây dừa, người Kinh gọi là “dừa núi” hoặc cây đoát. Đó là loại cây có thân to khỏe, nhiều đốt dày, lá thưa, rễ chùm, sống gần khe, hố để hút nước. Trái tà vạt ngòn ngọt, thơm dìu dịu, phảng phất mùi hương đường thốt nốt, có nhiều ở rừng Trường Sơn Đông

Chúng tôi theo đường 604 lên dốc Kiền, trực chỉ thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) để đến nơi trú ngụ của già làng Bnướh Goi- “ông già Tà Vạt”, chuyên gia “sản xuất” rượu tà vạt nổi tiếng của vùng đất này.

Chưng cất rượu trên... cây.

- Ông vừa đi thăm rẫy về. Sau khi biết mục đích cuộc thăm viếng, ông đã đưa chúng tôi vào rừng xem ông lấy rượu tà vạt. Đến một thung lũng hẹp, hàng chục cây tà vạt nằm rải rác hoặc mọc thành từng cụm xen lẫn với cây rừng, dây bụi hiện ra trước mắt chúng tôi... Để leo lên chỗ lấy rượu, ông đã “thiết kế” một giàn cây lồ ô, buộc lại với nhau bằng những nuộc mây chắc nịch. Thoăn thoắt leo lên cây nhanh như một con sóc rừng, ông đem các ống lồ ô (mỗi ống chứa khoảng 2 lít rượu) xuống và thay vào đó các ống mới. Về trại, chúng tôi tò mò nếm thử, đầu lưỡi tê tê, hình như nó đang sủi tăm thì phải? Quả là thứ rượu lạ, mùi thơm hấp dẫn. Đêm ấy, bên chén rượu thơm nồng, “ông già Tà Vạt” say sưa kể về “quy trình” làm rượu tà vạt.

Quy trình sản xuất rượu tà vạt.

- Để làm rượu tà vạt, người ta chọn những cây thân to, mập mạp, làm một cái giàn dưới gốc để có thể leo đến các buồng trái cho dễ dàng. Thường, mỗi cây tà vạt cho 4-5 buồng, nhưng mỗi lần lấy rượu chỉ chọn lấy nước của 1 buồng có trái cỡ bằng ngón tay cái trở lên vì sẽ cho nhiều nước và phẩm chất rượu ngon. Cứ 3-4 ngày một lần, leo lên giàn giáo đập nhẹ, đều xung quanh cuống. Mỗi lần đập khoảng 1-2 giờ. Sau khoảng 4-5 lần đập, cắt ngang cuống buồng trái, dùng cọng và lá cây môn nước đã giã dập, bịt đầu vừa cắt rồi buộc lại. Công đoạn này gọi là nhử nước.

Theo dõi thấy mặt vết cắt có nhỏ giọt nhanh, đều thì gạt bỏ lớp chất nhử, treo ống nhựa, lồ ô hoặc can để hứng. Chờ dung dịch này lên men, lấy vỏ cây chuồn có vị đắng, dần cho mềm đưa vào dung dịch, theo liều lượng thích hợp. Muốn rượu có nồng độ cao, vị đắng nhiều thì vỏ chuồn nhiều và ngược lại. Thời điểm rượu chảy nhiều nhất, mỗi ngày đêm cho ra khoảng 10 đến 15 lít/cây. Trung bình mỗi cây tà vạt lấy được chừng 400 lít rượu.

Món ngon đãi khách.

- Rượu tà vạt (buoh tà vạt) có vị ngọt, đắng nhẹ, khay khay, làm tê tê đầu lưỡi. Loại rượu này rất thơm ngon và bổ dưỡng, dùng làm rượu “khai vị” rất tuyệt và không thể thiếu trong gia đình, những dịp lễ hội, ngày tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Rượu tà vạt thường được dùng “lai rai” với món chà vá. Chà vá là món được làm từ thịt hoặc cá... cùng quả, trái, rau, ớt, tiêu rừng... cho vào trong ống lồ ô và đốt bên ngoài, bên trong ống dùng cọng mây có gai thọc cho nhuyễn, khi chín ăn thơm, béo, bùi... khá ngon. Trong mâm dọn đãi khách quý đến thăm nhà của người Cờ Tu, luôn có mặt hai món đặc sản này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo