xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao cứ tăng giá mãi?

Văn Duẩn - Nguyễn Quyết

Việc tăng giá điện, bất cập trong điều hành giá xăng dầu; nông sản ế ẩm là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng Bộ Công Thương

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vào chiều 11-6, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng ở nước ta, điện là mặt hàng rất kỳ lạ. “Tăng giá, tăng giá và tăng giá. Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa! Đó là điệp khúc mà có lẽ ra đời từ thuở khai sinh ngành điện” - ĐB Cương nói.

Năm 2021, hết độc quyền điện

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, vấn đề mà ĐB Cương đề cập không mới nhưng luôn được sự quan tâm của nhân dân cả nước. Giá điện được điều chỉnh vào tháng 8-2013, giữ ổn định trong suốt năm 2014; đến tháng 3-2015, điều chỉnh mức tăng 7,5% - nằm trong chủ trương đưa giá điện theo giá thị trường có sự điều chỉnh của nhà nước. “Nếu mức điều chỉnh tăng giá dưới 10% thì giao Bộ Công Thương và Bộ Tài chính xem xét; còn trên 10% thì báo cáo trình Chính phủ. Với mức tăng giá tháng 3-2015, ngành điện đã đưa ra 3 phương án là 7,5%, 9,5 và 12%. Tổ tư vấn liên ngành tham mưu về kinh tế vĩ mô của 4 bộ, ngành đã nghe ngành điện giải trình các phương án điều chỉnh và thống nhất tăng 7,5% để “vừa chia sẻ với người tiêu dùng vừa bảo đảm bù lỗ cho ngành điện” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng điện là mặt hàng rất kỳ lạ khi chỉ biết tăng giá Ảnh: THẮNG LONG
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng điện là mặt hàng rất kỳ lạ khi chỉ biết tăng giá Ảnh: THẮNG LONG

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng điện và xăng là hàng hóa hết sức đặc biệt, liên quan đến toàn bộ đời sống của đất nước nên dù biến động ít hay nhiều cũng đều liên quan, tác động đến người dân. Vì thế, khi điều hành, nhà nước luôn nhất trí là phải theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước.

Chưa thỏa mãn, ĐB Nguyễn Sỹ Cương tiếp tục chất vấn: “Bộ trưởng cho biết bao giờ ngành điện hết độc quyền?”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì năm 2012, thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh; năm 2016, thực hiện thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tức là những hộ tiêu thụ điện lớn có thể trực tiếp mua điện của các hộ sản xuất điện độc lập. Từ năm 2021, thực hiện bán lẻ cạnh tranh. “Lúc đó, hoàn toàn là thị trường và các nhà sản xuất điện có thể tự mình sản xuất, tiêu thụ và người tiêu dùng cũng được tự do lựa chọn những nhà sản xuất điện mà mình thấy phù hợp” - Bộ trưởng Hoàng khẳng định.

Điều hành giá xăng dầu: Đang đi đúng hướng

ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) cho rằng giá vật tư sản xuất nông nghiệp, điện, xăng dầu, than… tăng cao làm cho đầu vào sản xuất khó khăn, thu nhập của người dân suy giảm. Còn ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng) chất vấn: “Bộ Công Thương có giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ để điều hành giá xăng dầu hiện nay sang cơ chế thị trường như các nước trong khu vực?”.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện theo quy định của Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng đến thời điểm này, việc nhập khẩu, kinh doanh, điều hành giá xăng dầu đã từng bước theo lộ trình cơ chế thị trường và đang đi đúng hướng.

Theo ông Hoàng, Nghị định 83 quy định giá sản phẩm xăng dầu thế giới trong vòng 15 ngày nếu có sự thay đổi theo chiều hướng tăng hay giảm thì đến ngày thứ 16, Bộ Công Thương cũng sẽ điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Tuy nhiên, vì giá xăng dầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế, sản xuất - kinh doanh cũng như đời sống nhân dân nên nhà nước có sử dụng công cụ thuế và quỹ bình ổn để trong trường hợp có tăng giá mặt hàng này thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu. Giá cơ sở bao gồm nhiều thành tố, trong đó có chi phí định mức quy định là 1.050 đồng/lít xăng, 950 đồng/lít dầu và lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít. Nếu chi phí định mức tăng 100 đồng/lít thì người tiêu dùng gánh thêm 1.600 tỉ đồng/năm; còn lợi nhuận được mặc định 300 đồng/lít thì người tiêu dùng phải trả lãi 4.800 tỉ đồng/năm. “Người tiêu dùng đang phải gánh quá nhiều từ giá xăng dầu. Bộ trưởng có nghĩ đây là sự bất hợp lý, là sơ hở cần phải thay đổi để bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng?” - ĐB Hiến chất vấn.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Nghị định 83 mới thực hiện được 6 tháng, bên cạnh mặt tốt cũng có những điều cần điều chỉnh, trong đó có liên quan đến chi phí định mức và lợi nhuận định mức. “Tôi xin tiếp thu ý kiến của ĐB và cùng các ban, ngành xem xét lại” - ông Hoàng hứa.

Ai chịu trách nhiệm khi hành tím ế ẩm?

ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) nêu thực tế tại địa phương mình khi hành tím cách đây 3 năm đã rơi vào cảnh “được mùa rớt giá”, 1 kg hành không mua được 1 tô phở. “Lúc đó, Bộ Công Thương hứa sẽ tạo điều kiện cho HTX phát triển, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra tiêu thụ, tăng cường thông tin về thị trường. Những việc này đã được triển khai như thế nào trong 3 năm qua? Tại kỳ họp này, trả lời báo chí, bộ trưởng cũng đã nói đừng đổ lỗi cho nông dân. Vậy ai là người có lỗi?” - ĐB Tâm truy trách nhiệm.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết sản lượng hành tím bình quân của Việt Nam khoảng trên 100.000 tấn/năm, trong đó tiêu thụ trong nước 20%, xuất khẩu 80%, chủ yếu là sang Indonesia. Năm 2014, Indonesia thay đổi về chính sách nên hạn chế nhập khẩu. “Họ thông tin kín nên ta không phản ứng kịp. Tôi thấy có trách nhiệm của chúng tôi” - ông Hoàng thừa nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo