xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao lắm quan thế?

NGUYỄN THIÊN DI

Câu hỏi này không thể không bật ra khi báo chí đưa tin về kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, cho thấy số “quan” ở các phòng ban cấp tỉnh, cấp huyện đã phình ra nhanh chóng, thậm chí có nơi “quan” nhiều hơn “lính”.

Phòng Tài chính kế toán của Sở NN-PTNT  Nghệ An  có tất cả 15 người nhưng có tới 7 “quan”  gồm 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Cũng Sở NN-PTNT Nghệ An, chức danh phó giám đốc có đến... 7 người. Còn Sở Nội vụ Nghệ An, trong số 31 biên chế đã có tới 19 lãnh đạo gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Riêng Phòng Công chức viên chức của sở có 4 nhân sự thì lãnh đạo đã là 3 gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh Sơn - Nghệ An thì cả 4 nhân sự đều là “quan”, gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.

Cách đây chưa lâu, dư luận cũng... choáng về số “quan” ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Xã có 15 thôn, 9.500 dân nhưng số cán bộ xã, thôn lên tới 254 người. Là xã thuộc diện xã loại 1 (số hộ nghèo chiếm hơn 30%) theo Nghị định 92 của Chính phủ nên Quảng Vinh có 23 cán bộ biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài ra, xã còn có thêm người làm phó các đoàn thể và cứ thế dàn khung này áp xuống tận các thôn. Lắm “quan”, ngân sách chỉ trả cho một số vị theo luật định, còn lại thì... dân nuôi...

Theo Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có khoảng 130.000 thôn với số cán bộ thôn hơn 570.000 người, nếu tính cả cán bộ xã khoảng 770.000 người. Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên, song trên thực tế, thôn còn có cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội, an ninh, trật tự… và cả nước có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn. Hiện mỗi xã đang phải chi trả từ 120 đến 170 định suất ngoài ngân sách bằng nguồn đóng góp của dân.

Dân ta chẳng bao giờ hẹp bụng, nếu các “quan” đều thanh liêm hoặc làm được việc. Nhưng nhiều “quan” ở cơ sở hầu như rất ít việc, thậm chí “ngồi chơi xơi nước” mà để dân nuôi thì quả là chướng. Bác Hồ từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và thực tế đã chứng minh nơi nào có cán bộ giỏi thì nơi đó kinh tế xã hội địa phương có nhiều khởi sắc. Trong sự phát triển đi lên của đất nước hôm nay, rất cần đội ngũ cán bộ cơ sở giỏi, cần chuyên viên giỏi để tham mưu, thừa hành công vụ hiệu quả. Trong lúc nguồn cán bộ chuyên viên giỏi chưa nhiều, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn thấp mà “quan” nhiều quá, hẳn không phải là điều tốt.

Chúng ta cứ nói nhiều về quy chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cứ hô hào tinh giản biên chế nhưng bộ máy cán bộ ở các ngành, các địa phương mỗi ngày cứ phình ra và chất lượng cán bộ, đạo đức công vụ vẫn tiếp tục là thách thức với nền hành chính. Vì vậy, hãy một lần nữa nhìn thẳng thực trạng để cải cách, bớt đi tình trạng “lính” ít “quan” nhiều, quen chỉ tay năm ngón hơn là làm được việc hữu ích. Hãy học tập cách của Đà Nẵng, Quảng Ninh trong thi tuyển để chọn “quan” đúng nghĩa. Hãy học tập việc cải cách hành chính ở TPHCM, học cách quận 1 - TPHCM để cho người dân chấm điểm cán bộ công chức. Có như vậy thì dân mới được nhờ, nước mới mạnh hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo