xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sập cầu Ghềnh: Đường sắt Bắc - Nam bị tắc

Nhóm phóng viên

Tối 20-3, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy

Công an tỉnh Đồng Nai cho biết chiếc sà lan tông sập cầu Ghềnh (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) lúc 11 giờ 50 phút ngày 20-3 có tải trọng 650 tấn, BKS SG 5984 được kéo bởi đầu kéo BKS SG 3745 chở khoảng 800 tấn cát.

Bảo đảm an toàn giao thông

Chủ phương tiện được xác định là bà Nguyễn Thu Hồng (quê Đồng Nai, ngụ chung cư Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP HCM). Sà lan này có chiều dài 42,83 m, rộng 12,23 m, chiều cao mạn là 3,3 m, vỏ bằng thép, được thiết kế vào năm 2007. Trong khi đó, chiếc đầu kéo sà lan gây tai nạn là của ông Phan Thế Thượng (quê Tiền Giang), lần kiểm tra kỹ thuật gần nhất là giữa tháng 10-2015.

Sau khi tai nạn xảy ra, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Cảnh sát PCCC TP HCM cũng đã điều 30 thợ lặn chuyên nghiệp với đầy đủ phương tiện để trợ giúp tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, tài công Nguyễn Văn Thưởng - người lái sà lan gây tai nạn - đang được lấy lời khai tại Công an phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa.

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, Lữ đoàn Công binh 25 thuộc Quân khu 7 đang khảo sát hiện trường để có kế hoạch xây dựng cầu tạm qua đoạn này.

 

Cầu Ghềnh (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị sà lan tông sập vào trưa 20-3 Ảnh: PHẠM DŨNG
Cầu Ghềnh (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị sà lan tông sập vào trưa 20-3 Ảnh: PHẠM DŨNG

 

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 3, cho biết: “Sông Đồng Nai mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần. Hiện cảng vụ đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để cứu hộ, cứu nạn những người có thể bị rơi xuống sông. Những phương tiện trọng tải lớn như thế này vẫn thường xuyên lưu thông trên sông Đồng Nai nhưng sự hiểu biết về địa lý, luồng lạch của các tài công còn hạn chế. Hiện ngành giao thông chưa thể ước tính thiệt hại của sự cố”.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị liên quan tiến hành các hoạt động cứu hộ, tổ chức cảnh báo, hướng dẫn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông qua khu vực.

Khắc phục sự cố chậm nhất là 2 tháng

Tối cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp với các ban, ngành và UBND tỉnh Đồng Nai. Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai cho biết theo điều tra ban đầu, không có ai tử vong trong vụ tai nạn, 3 người dân đi trên đoạn cầu vào thời điểm bị sập đã nhảy xuống sông và được người dân cứu.

Theo ông Bùi Hữu Danh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, đơn vị này đang phối hợp với Bộ Công an tiếp tục làm rõ vụ việc. Còn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cho biết đã thành lập một tổ công tác đặc biệt do Bộ GTVT làm nòng cốt để khẩn trương giải quyết các hậu quả, nhất là công tác vận chuyển, giải tỏa hành khách, bảo đảm giao thông ổn định. “Trước mắt, sẽ có các tuyến trung chuyển từ ga Sóng Thần (Bình Dương) và ga Biên Hòa để giải tỏa hành khách, hàng hóa” - ông Vĩnh nói.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh các đơn vị phải cấp tốc thực hiện các bước nhằm khắc phục hậu quả: Giải tỏa, trung chuyển hỗ trợ hành khách ở các ga hai đầu Biên Hòa - Bình Dương; thông báo chắn hai đầu cầu để bảo đảm an toàn; thành lập tổ công tác khẩn trương khảo sát, lập phương án giải tỏa, khắc phục hiện trường; lãnh đạo các lực lượng phải có mặt thường xuyên xử lý, báo cáo quá trình khắc phục; thực hiện ngay việc phân luồng, đặt các phao tiêu…

Trong một diễn biến khác, ngành GTVT dự tính thời gian khắc phục tạm thời sớm nhất cũng phải sau 2 tháng, tuyến đường sắt Bắc - Nam chủ lực này mới có thể kết nối.

 

Cầu Ghềnh đã 113 tuổi

Cầu Ghềnh được Pháp xây dựng vào năm 1903, dài 223,30 m, có kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép kiên cố. Trên cầu ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu Ghềnh đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71 km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81 km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18 km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77 km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408 km).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo