xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ yên tâm hơn

Duy Quốc

Cuối năm 2003, do ảnh hưởng của dịch sars tại Malaysia, hàng ngàn lao động Việt Nam phải về nước. Đến đầu năm 2004, do ngành xây dựng ở nước này bị đình trệ, hơn 1.000 lao động Việt Nam cũng phải về nước trước hạn. Giữa năm 2010, vì nhiều lý do, hơn 1.000 lao động Việt Nam phải rời Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Từ tháng 8-2008 đến cuối 2009, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã khiến gần 10.000 người Việt Nam mất việc làm, phải về nước.

Trong những ngày qua, xuất khẩu lao động của Việt Nam lại phải hứng chịu một rủi ro, một cú sốc lớn: 10.842 lao động Việt Nam tại Libya phải rời khỏi đất nước này do tình hình bất ổn. Đó là số lao động khá lớn, tác động tiêu cực đến xuất khẩu lao động của nước nhà và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cả chục ngàn gia đình nghèo trong nước.

 
Cho đến thời điểm này, mới có khoảng 4.579 lao động Việt Nam đã và đang trên đường rời khỏi Libya. Như vậy, vẫn còn hơn 6.000 người còn kẹt lại ở Libya. Họ trông mong từng giây, từng phút để được đưa ra khỏi nơi mà họ đã hy vọng được đổi đời, làm giàu, để về bên người thân dù phải chịu nhiều vất vả trong cuộc sống. 
 
Trong suốt tuần lễ qua, cả nước cũng đang hướng về người lao động Việt NamLibya. Gia đình, người thân thức trắng đêm  mong mỏi chờ con em mình trở về. Từ trong nước và tại Libya, các cuộc họp khẩn để giải quyết tình hình lao động Việt Nam tại Libya của các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên tiếp được tổ chức. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Bắc Phi và Trung Đông, chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương thực hiện nhanh hơn nữa các phương án bảo hộ, đưa lao động Việt Nam về nước an toàn.
 
Cho đến tối 25-2, dù mòn mỏi chờ đợi nhưng vẫn chưa thấy chuyến bay nào đưa lao động Việt Nam từ Libya trở về. Sự lo toan, mong mỏi đoàn tụ người thân của nhiều gia đình càng tăng gấp bội khi họ biết trong khi đó, nhiều lao động Trung Quốc, Hàn Quốc… cùng hoàn cảnh đã về đến quê nhà.
 
Hiện nay, có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có 80% là lao động nghèo có trình độ thấp, không nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhưng chính họ mỗi năm mang về 2 tỉ USD, góp phần không nhỏ cho phát triển  kinh tế đất nước và cho chính gia đình họ.  Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân. Người dân sẽ  yên tâm ra nước ngoài làm việc nếu  chúng ta xây dựng được một cơ chế, phương án giải quyết rủi ro đồng bộ trong tổng thể chiến lược xuất khẩu lao động.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo