xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết bản quyền trên mạng

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Từ tháng 8 tới đây, các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp nội dung số lên mạng internet mà vi phạm bản quyền sẽ phải bồi thường thiệt hại, thậm chí có thể bị xử lý hình sự

Theo Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ban hành ngày 19-6 giữa Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), từ ngày 6-8, các doanh nghiệp và cá nhân muốn đăng tải các thông tin, nội dung số lên mạng internet đều phải có bản quyền. Nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại dân sự, bị phạt hành chính hay nặng hơn là xử lý hình sự. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề này.

Bảo vệ bản quyền mạnh mẽ hơn

Thông tư này ra đời với mục đích bảo vệ và xử lý các vi phạm liên quan đến vấn đề bản quyền một cách mạnh mẽ hơn. Theo đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, viễn thông, lưu trữ trực tuyến, mạng xã hội… là nguồn khởi đầu đăng tải, truyền đưa hoặc cung cấp nội dung thông tin số (tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) qua mạng viễn thông và internet mà không được phép của chủ thể quyền; sửa chữa, cắt xén, sao chép nội dung thông tin số dưới bất kỳ hình thức nào mà không được phép của chủ thể quyền; hoạt động như nguồn phân phối thứ cấp các nội dung thông tin số do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan mà có… thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.

Thông tư cũng yêu cầu người sử dụng dịch vụ cam kết thực hiện trách nhiệm bảo đảm nội dung thông tin số đăng tải trên hệ thống mạng internet và mạng viễn thông là hợp pháp. Đồng thời, cảnh báo trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự và có khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với người sử dụng mạng xã hội trực tuyến có hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
img
Vấn đề bảo vệ bản quyền trên mạng internet sẽ được kiểm soát chặt chẽ
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước; gỡ bỏ và xóa nội dung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan... Các doanh nghiệp này cũng phải cung cấp thông tin về khách hàng thuê chỗ lưu trữ nội dung thông tin số, trang thông tin điện tử và khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian khác theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ VH-TT-DL hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo An ninh mạng Athena, cho rằng việc ra đời của thông tư trên là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan như hiện nay, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chất xám của tác giả. “Các doanh nghiệp, cá nhân sở hữu website, mạng xã hội và người dùng internet nên kiểm soát chặt chẽ, tự ý thức về bản quyền các nội dung số đưa lên mạng để tránh gặp rắc rối” - ông Thắng cảnh báo.

Còn nhiều rào cản, vướng mắc

Mặc dù thông tư mới có nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với việc vi phạm bản quyền trên mạng internet song nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người dùng vẫn rất băn khoăn về khả năng thực thi của nó khi vẫn còn tồn tại nhiều rào cản, vướng mắc. Một số doanh nghiệp, cá nhân sở hữu website, mạng xã hội trực tuyến cho biết các nội dung số của người dùng đưa lên theo phương thức tự nguyện chia sẻ thì rất khó kiểm tra sản phẩm đó có bản quyền hay không, chủ thể có quyền tác giả hay không và việc truy tìm nguồn gốc cũng rất vất vả… .

Theo ông Võ Đỗ Thắng, các cơ quan chức năng sẽ gặp khó khăn về việc xử lý các vi phạm bản quyền khi các nội dung số được đưa lên website, mạng xã hội, dịch vụ lưu trữ có máy chủ ở nước ngoài. “Muốn xử lý các vi phạm thì cơ quan chức năng phải liên hệ với chủ quản của website, mạng xã hội ở nước ngoài. Việc này là rất khó khăn vì quá trình liên hệ phức tạp, kéo dài. Đồng thời, nếu muốn xử lý được các nội dung số vi phạm thì chúng phải là các sản phẩm có đăng ký bản quyền quốc tế và quốc gia quản lý các website, mạng xã hội lưu trữ các sản phẩm này phải có tham gia công ước quốc tế về bản quyền” - ông Thắng cho biết.

Tạo sự cạnh tranh lành mạnh

Tại lớp tập huấn các quy định mới của pháp luật Việt Nam và quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan diễn ra đầu tháng 7 vừa qua tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: “Phương hướng, mục tiêu bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan xác định rất rõ chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020.
Bảo hộ quyền tác giả trong thời hội nhập là vấn đề thiết yếu, thúc đẩy sự sáng tạo và bảo đảm quyền lợi chính đáng của các tác giả, chủ sở hữu... Bên cạnh đó, nó cũng tạo sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế trí thức”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo