Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Thủ đô
Có 3 mức tín nhiệm
Theo nghị quyết, QH, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ; riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016, việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013. Có 3 mức độ thể hiện tín nhiệm là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” và chỉnh lý nội dung này trong dự thảo nghị quyết.
Hệ quả đối với người được QH, HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” được nêu rõ: Người có quá nửa tổng số đại biểu (ĐB) QH, ĐB HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên 2/3 tổng số ĐBQH, ĐB HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số ĐBQH, ĐB HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ QH, Thường trực HĐND trình QH, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
Khuê Văn Các là biểu tượng của thủ đô
Tuy nhiên, Luật Thủ đô cũng “siết” hơn đối với trường hợp nhập cư nội thành khi bắt buộc phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà cho thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê.
Theo kết quả phiếu xin ý kiến, có 289/363 ĐBQH tán thành với quy định “siết” nhập cư. Biểu quyết riêng về nội dung này, có 346 ĐB bỏ phiếu thuận, tương đương 69%; 106 ĐB bỏ phiếu chống, chiếm tỉ lệ 21,29%; 11 ĐB không biểu quyết.
Đây cũng là nội dung được thông qua với tỉ lệ tán thành thấp nhất trong số các nội dung được đưa ra QH biểu quyết (vị trí, vai trò của thủ đô; biểu tượng thủ đô; quy hoạch phát triển thủ đô; cơ chế chính sách cho thủ đô; quản lý dân cư).
Luật Thủ đô cũng quy định chọn Khuê Văn Các tại Văn Miếu Quốc Tử Giám làm biểu tượng của thủ đô.
Bỏ phiếu tín nhiệm khi có từ 20% ĐBQH đề nghị Nghị quyết quy định về bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau: Ủy ban Thường vụ QH đề nghị, kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số ĐBQH, kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của QH, người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số ĐBQH đánh giá “tín nhiệm thấp” và người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số ĐBQH đánh giá “tín nhiệm thấp” 2 năm liên tiếp. Người có quá nửa tổng số ĐBQH và ĐB HĐND bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình QH, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức. |
Bình luận (0)