xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống đẹp - Bản sắc của TP HCM

Bài và ảnh: Phan Anh

Nghĩa tình là vốn quý của người dân Sài Gòn - TP HCM, được hun đúc, giữ gìn qua nhiều thế hệ. Cái chất nghĩa tình đã giúp TP HCM vượt qua mọi khó khăn, thử thách và phát triển nhanh, bền vững

“Đang chạy xe trên đường mà quên gạt chống thì sẽ có người nhắc, đi lạc sẽ có rất nhiều người sẵn sàng chỉ đường. Trên đường cũng có rất nhiều thùng nước miễn phí, quán cơm có giá chỉ 2.000 đồng/phần… Nếu bạn thấy những điều đó thì bạn đang ở

TP HCM”. Đó là cách giới thiệu giản dị, chân chất của ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM, về đô thị lớn nhất nước.

Được hun đúc hơn 300 năm

Ông Tài chia sẻ người Việt Nam nói chung vốn giàu tình cảm với đồng bào. Riêng ở người Sài Gòn - TP HCM thì “tình” luôn đi cùng với “nghĩa”. Người Sài Gòn làm việc nghĩa như một quán tính, thấy việc nên làm thì làm, cần giúp thì giúp chứ không tính toán thiệt hơn. Người Sài Gòn giúp người trong khả năng của mình, dù ít cũng không ngại và nhiều cũng không đòi hỏi đền đáp trả công. “Có thể nói, người Sài Gòn thực tế, ít khi khoa trương, bóng bẩy, cần giúp thì làm “ngay và luôn” - ông Tài kết luận.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Võ Văn Thưởng (bìa phải) thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Thị Khà ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Võ Văn Thưởng (bìa phải) thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Thị Khà ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Theo ông Tài, tính cách này không phải tự nhiên có mà được hun đúc hơn 300 năm trong quá trình hình thành và phát triển TP Sài Gòn - Gia Định cũng như TP HCM như bây giờ. “Những con người từ vùng đất khác đến đây khai phá, họ phải đối mặt với thiên nhiên, thú dữ và cả kẻ thù nên đòi hỏi phải gắn kết, chia sẻ lợi ích với nhau để tồn tại” - ông Tài phân tích.

Chưa kể, Sài Gòn với sự giao thương với nước ngoài từ rất sớm đã hình thành nên tính cách người dân ở đây: không chỉ năng động, sáng tạo mà còn nhân ái, nghĩa tình. “Những đặc trưng văn hóa này đã được thử thách, gìn giữ qua thời gian dài, thể hiện tính ổn định, bền vững và chắc chắn sẽ tiếp tục được phát huy ở tầm cao mới trong thời gian tới” - GS-TS Ngô Minh Oanh đúc kết.

Luôn trước sau như một

Phân tích biểu hiện nhân ái, nghĩa tình của người Sài Gòn, ông Tài nói đó là sự cởi mở, không phân biệt, không kỳ thị. “Người Sài Gòn không đặt nặng vấn đề anh là người miền nào, miễn anh “chơi được” là dung nạp hết. Không chỉ vậy, người Sài Gòn còn sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện để những người ở phương xa sớm hòa nhập, ổn định cuộc sống” - ông Tài nhận định. Dễ dàng nhận thấy TP xây dựng nhiều nhà tình nghĩa, tình thương, mái ấm, nhà mở để những người lang thang, cơ nhỡ có nơi an cư.

“Nhường cơm sẻ áo” cho những người khó khăn hơn mình là biểu hiện thường thấy của người Sài Gòn. “Ngày xưa, không cần ai kêu gọi, sinh viên làm một thùng từ thiện kêu gọi giúp đỡ bà con miền Trung bị bão lụt. Thế là ai đi ngang cũng bỏ tiền vào. Một chú đạp xích lô, một chị bán hàng rong, một cô bán chuối xào dừa sẵn sàng quyên góp vào thùng 50% thu nhập trong ngày mà họ có và không cần ghi tên gì cả. Nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội đều có chung một lối ứng xử tạo ra một nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn” - ông Tài nói.

Ở góc độ cao hơn, ông Tài nhận định giá trị nghĩa tình được vun bồi từ nhiều thế hệ lãnh đạo TP. “Những năm tháng chiến tranh gian khổ, Thành ủy, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã phải di chuyển qua 9 tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Thành ủy, Khu ủy đi tới đâu, giặc rải bom đạn đánh phá tới đó khiến bà con cực khổ bội phần. Cực khổ là vậy, mất mát vô cùng nhưng bà con vẫn một lòng chở che, giúp Đảng bảo toàn lực lượng để lãnh đạo cuộc kháng chiến thành công. Tất cả những chở che đó là nghĩa, là tình, là thủy, là chung mà mình phải đáp trả” - ông Tài nhớ lại.

Chính vì thế, sau ngày giải phóng, các cấp lãnh đạo TP thường xuyên đi Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Trà Vinh… thăm các gia đình đã nuôi giấu, cưu mang cán bộ trong kháng chiến. Trong một chuyến đi như vậy ở Trà Vinh và Bến Tre, Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải từng bày tỏ: “TP HCM luôn biết ơn người dân Trà Vinh, Bến Tre đã một lòng với cách mạng, sẵn sàng hy sinh xương máu che chở, đùm bọc, nuôi giấu cán bộ Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong kháng chiến. TP sẽ tiếp tục cùng 2 địa phương góp sức chăm lo đời sống nhân dân trong thời gian tới”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 21-9

Nghĩa tình làm nên sức mạnh

GS Vũ Khiêu: Chính nghĩa tình đã tạo cho TP HCM sức mạnh giành được mọi thắng lợi. TP đã trải qua giai đoạn “đi trước về sau” và bây giờ TP “đi trước về đích trước” nhưng không thể nào quên một thời gian khổ.

Ông Nguyễn Văn Rảnh, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy

TP HCM: Thực tiễn đã chứng minh nếu không có nghĩa tình, TP không thể vượt qua nhiều thử thách. Thông qua sự chung tay của người dân, TP đã vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn trong quá trình phát triển, đi lên.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM: Trong sự biến động nhanh và phức tạp của nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập... nếu không có cách gìn giữ, nghĩa tình sẽ dần phôi phai, mai một. Đây là vốn quý của TP nói riêng và cả nước nói chung nên ngay từ bây giờ phải nhân rộng, làm cho phong phú hơn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo