xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sông Đồng Nai chết lâm sàng !

T.Nguyên-G.Hy

Trong khi các cơ quan chức năng chưa xử lý vụ “đầu độc” sông Thị Vải thì sông Đồng Nai hiện cũng đang ngày càng chết dần vì “căn bệnh” ô nhiễm trong sự thờ ơ của người dân cũng như cơ quan chức năng.

Lo lắng trước chất lượng nguồn nước của con sông ngày càng tồi tệ, các nhà khoa học buộc lên tiếng: “15 triệu người sẽ ra sao khi sông Đồng Nai... chết!”.

Nguồn sống bị...đầu độc!

Với trữ lượng tiềm năng 36,6 tỉ m3 nước, nhiều năm qua, sông Đồng Nai đã đem lại nguồn lợi khổng lồ về điện năng, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1,8 triệu ha đất nông nghiệp... và đặc biệt là cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các khu đô thị lớn như TPHCM, TP Biên Hòa... Do con người chăm chăm vắt kiệt nguồn lợi nên con sông này hiện nay thiếu nước sạch nghiêm trọng dẫn đến những mùa vụ thất thu, cá chết hàng loạt... thậm chí gây ra những căn bệnh lạ.

Ông Nguyễn Văn Chót, làm nghề nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, thầm tiếc những mùa cá bội thu do con sông đem lại. Ông Chót kể, mấy năm qua nhờ được mùa cá điêu hồng và cá chép nên cuộc sống người nuôi cá có phần khá hơn. Tuy nhiên, gần đây nhiều hộ có nguy cơ phải bán nhà trả nợ vì cá đang độ lớn bỗng chết hàng loạt. Vụ cá chết lớn nhất là vào cuối năm 2002, khi đó người dân đứng trước bờ vực phá sản bởi trong vài ngày 200 tấn cá trị giá trên 2 tỉ đồng đi theo con nước nhiễm bẩn.

Tương tự, chị Lê Thị Kim Huê, người nuôi hàu lâu năm ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM, tiếc đứt ruột khi đầu tư 1 tấn con hàu giống, sau vài tháng thả nuôi đến khi thu hoạch chỉ còn 300 kg vì nguồn nước bị ô nhiễm.

Coliform vượt mức cho phép 1.860 lần

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, khi lấy mẫu nước xét nghiệm tại Hóa An, Đồng Nai (trạm cung cấp nước cho Nhà máy Nước Thủ Đức) cuối năm 2005, thì nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn quy định nguồn nước dành cho sinh hoạt từ 2,9-3,4 lần. Ở các trạm Phú Cường, Bình Phước và Phú An trên sông Sài Gòn, kết quả càng tồi tệ hơn. Kết quả quan trắc mới đây của các cơ quan môi trường cho thấy gần khu vực lấy nước thô cho Nhà máy Nước Tân Hiệp không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt tình trạng nhiễm vi sinh đã vượt tiêu chuẩn chất lượng mặt nước có thể sử dụng được từ 5,4-11,7 lần...

Về kết quả phân tích mẫu nước sông chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, ông Phan Văn Hết, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai, đưa ra những số liệu giật mình: Một số khu vực gần TP Biên Hòa, hàm lượng coliform (một dòng vi khuẩn có thể gây bệnh tiêu chảy) vượt chỉ tiêu cho phép từ 186 đến 920 lần, thậm chí có nơi vượt 1.860 lần. Ngoài ra, tại khu vực Hố Nai, hàm lượng cadmi vượt 50 lần và crom (VI) vượt từ 17 đến 75 lần...

Trạm lấy nước phải dời đi?

Theo tính toán của các cơ quan môi trường, đến năm 2010, mỗi ngày hệ thống sông Đồng Nai sẽ tiếp nhận khoảng 1,73 triệu m3 nước thải sinh hoạt, trong đó có 702 tấn cặn lơ lửng, 421 tấn BOD5, 756 tấn COD... và nhiều vi trùng gây bệnh cùng với các tác nhân gây ô nhiễm khác. Ngoài ra, với 74 khu công nghiệp sẽ được hình thành, thì hệ thống sông này còn phải tiếp nhận khoảng 1,54 triệu m3 nước thải công nghiệp. Trong đó có khoảng 278 tấn cặn lơ lửng, 231 tấn BOD5, các kim loại nặng... Rõ ràng, đây là một khối lượng ô nhiễm rất lớn đang đe dọa đến sự an toàn nguồn nước sông Đồng Nai. Theo tính toán của các nhà khoa học, với tải lượng ô nhiễm nước thải như đã tính toán, khả năng tự làm sạch của hệ thống sông Đồng Nai sẽ không được bảo đảm, mức độ ô nhiễm nguồn nước sẽ ngày một gia tăng và cuối cùng là gây những tác động xấu trở lại đối với các họat động kinh tế-xã hội. Trong đó đặc biệt nghiệm trọng là vấn đề cung cấp nước sạch cho dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai.

Đầu năm 2005, giáo sư - tiến sĩ Lâm Minh Triết, nguyên viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐH Quốc gia TPHCM, đã công bố một công trình thử nghiệm khi nước sông Đồng Nai tại trạm bơm Hóa An ô nhiễm hữu cơ với nồng độ BOD5 đạt 10mg/l. Kết quả thực nghiệm cho thấy, công nghệ hiện tại đang áp dụng tại Nhà máy Nước Thủ Đức không bảo đảm yêu cầu chất lượng nước cấp đầu ra. Việc sử dụng chlorine để khử trùng nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ dẫn đến việc xuất hiện trong nước các chất có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng nước. Cũng theo tính toán trên, để có nguồn nước chất lượng Nhà máy Nước Thủ Đức phải lựa chọn một trong hai con đường: dời trạm lấy nước lên phía thượng nguồn ít nhất 15 km hoặc phải cải tạo hệ thống xử lý nước hiện tại. Nếu chọn phương án thứ hai, giá xuất xưởng của 1 m3 nước tại nhà máy sẽ là 10.000 đồng. Với bài toán này, trong vòng năm năm kế tiếp, người sử dụng nguồn nước này phải chịu một khoản phí tăng thêm khổng lồ, bình quân 6 tỉ đồng/ngày. Còn tính chung cả năm con số này là 2.100 tỉ đồng, chiếm gần 1% GDP của TPHCM.

ÔNG MAI ÁI TRỰC, BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG:

Lợi nhuận có bù đắp chi phí cải thiện môi trường?

imgPhát biểu tại hội nghị “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai” vào cuối năm 2005, ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, cảnh báo: Nếu không sớm có biện pháp ngăn chặn thì chỉ một thời gian ngắn nữa, nồng độ ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai sẽ gia tăng, chất lượng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn cho người dân sử dụng. Liệu lợi nhuận thu được từ công nghiệp có đủ bù đắp chi phí phải trả cho việc cải thiện môi trường? Dẫn lời Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Trực nhấn mạnh: “Thà ăn lưng lửng mà môi trường sạch còn hơn ăn no mà môi trường ô nhiễm”.

ÔNG JORDAN RYAN, NGUYÊN TRƯỞNG ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ UNDP TẠI VN:

80% trường hợp bệnh tật là do nguồn nước bị ô nhiễm

Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất. Thậm chíimg một số người còn dự báo rằng nước trong thế kỷ 21 có thể quý như dầu mỏ. Song nguồn tài nguyên thiên nhiên này ở VN hiện đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân: Sự bùng nổ dân số, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa đầy đủ. Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là hai con sông cung cấp nước sinh hoạt cho rất nhiều người dân, tuy nhiên hiện nay đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo một báo cáo, hiện nay 80% các trường hợp bệnh tật ở VN là do nguồn nước bị ô

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo