xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống mãi tinh thần Nguyễn Văn Trỗi

Bài-ảnh: Phan Anh

(NLĐO)- 9 phút hiên ngang trên pháp trường của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của lòng quả cảm, khí phách anh hùng…

Bà Phan Thị Quyên (vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) không cầm được nước mắt khi kể lại giây phút mình bị chuyển từ Nha Cảnh sát Đô thành sang Tổng nha, lúc đó bà mới tin là mình đã bị bắt. Dù 47 năm đã trôi qua nhưng bà chưa bao giờ nguôi ngoai cảm giác vừa giận vừa thương anh Trỗi lúc ấy. Đó là khoảnh khắc xúc động nhất trong buổi giao lưu Sống như anh giữa các nhân vật và tác giả của tác phẩm Sống như anh do Ban liên lạc Cựu tù chính trị và Tù binh TPHCM tổ chức ngày 26-4, nhân kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
 
Đi tiếp con đường của anh Trỗi
 
“Quen anh Trỗi hơn một năm và sống với anh gần một tháng nhưng tôi không hề biết anh Trỗi là Việt cộng. Tôi chỉ biết anh có tình cảm với cách mạng vì mỗi lần đọc báo thấy cách mạng đánh thắng là anh cười và khen Việt cộng giỏi” – bà Phan Thị Quyên kể.
 
Khi anh Trỗi bị bắt, bà hết sức ngỡ ngàng vì không biết chồng mình bị tội gì. Đến lúc nghe bọn lính nói anh bị bắt vì tội làm Việt cộng, bà còn cãi: “Mấy ông lầm rồi, chồng tôi không phải là Việt cộng, chồng tôi là người làm ăn đàng hoàng”. Sau đó một ngày, bà cũng bị bắt. Một trong hai người bạn tù của bà lúc đó là chị Tâm (bí danh của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, cũng chính là nhân vật “Y” trong tác phẩm Sống như anh). Khi biết Quyên là vợ anh Trỗi, chị Tâm đã an ủi, động viên, giải thích việc làm của anh Trỗi là xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc và kể rất nhiều về những tấm gương hy sinh vì cách mạng. 
 
img
Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TPHCM (ngoài cùng, phải) cùng các nhân vật trong tác phẩm "Sống như anh"
 
Là người đầu tiên tiếp xúc với bà Phan Thị Quyên khi bà bị bắt, bà Trương Mỹ Hoa nhớ lại: “Tôi không bao giờ quên được câu trả lời khẳng khái của chị Quyên khi bị giặc khảo cung. Khi đó, tôi và chị Quyên bị đưa lên khảo cung cùng một lúc. Tuy bị tra khảo nhưng tôi vẫn cố gắng lắng nghe xem chúng hỏi chị Quyên những gì. Bọn chúng hỏi:  “Lúc trước, mày chưa biết nó (anh Trỗi - PV) là Việt cộng, mày thương nó; giờ biết nó là Việt cộng, mày có thương nó nữa không?”. Tôi nghe rõ từng câu chị Quyên trả lời: “Ông bà ta đã dạy thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu. Tôi đã lấy anh Trỗi nên dù anh có bị thương, bị tàn phế, bị câm, bị điếc tôi vẫn thương”. Nghe chị Quyên trả lời mà tôi nhẹ cả người. Từ đó, tôi có một niềm tin mãnh liệt là chị Quyên sẽ đi tiếp con đường của anh Trỗi”.  
 
Mãi là tấm gương sáng
 
Có mặt tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Hữu Lời (người cùng anh Trỗi nhận nhiệm vụ ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara nhưng thất bại và cả hai đều bị bắt) xúc động: “Trước ngày xét xử, anh Trỗi đã bàn với tôi là anh sẽ nhận tội. Tôi nói là hãy để tôi nhưng anh nhất quyết không chịu. Tôi còn nhớ như in lời anh Trỗi dặn: “Nếu em nhận tội, chúng nó sẽ giết cả hai anh em mình. Nếu anh nhận tội, chúng sẽ không đủ chứng cứ để giết em. Em về cố gắng chiến đấu, đi tiếp con đường cách mạng, con đường của anh”.
 
Khi ra tòa, anh Trỗi chỉ nói: “Tôi là thanh niên Việt Nam, tôi có nhiệm vụ đánh bọn xâm lược, bọn tay sai”. Quan tòa vô cùng tức giận, chúng đập bàn và quát lớn: “Im đi”. Anh Trỗi bị tử hình, còn tôi bị kết án 20 năm tù và đày ra Côn Đảo. Tôi được thả ra khi Hiệp định Paris ký kết. Những lời dặn dò của anh Trỗi trước lúc hy sinh đã cho tôi nguồn sức mạnh to lớn và ý chí mạnh mẽ để vượt qua những lần tra tấn dã man của giặc, những lúc sống trong chuồng bò, chuồng cọp… để đi đến cùng con đường cách mạng”.
 
Xúc động với những câu chuyện rất đẹp về tình yêu, tình đồng chí, đồng đội của những người cộng sản trong chiến tranh, anh Nguyễn Hùng Dũ chia sẻ: “Được gặp và lắng nghe những câu chuyện cảm động từ những nhân chứng sống như cô Quyên, chú Lời, cô Hoa…, tôi thấy mình như đang sống trong không khí đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Anh Trỗi mãi là tấm gương sáng về lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do cho bao thế hệ thanh niên chúng tôi noi theo”.

Hãy là những anh Trỗi ngày nay
Phát biểu tại buổi họp mặt, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, kêu gọi thế hệ trẻ TP ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành những anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong thời nay.
Bày tỏ tấm lòng trân trọng các ký ức về những năm tháng khốc liệt đã qua của các cựu tù chính trị, bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng biểu dương những thành tích nổi bật ở các hoạt động từ thiện xã hội, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xây nhà tình nghĩa… của họ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo