xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tại chức mà!

LƯU NHI DŨ

Lại thêm một địa phương nữa - tỉnh Quảng Nam - “nói không” với bằng cử nhân hệ tại chức. Tại sao vậy? Khi đặt câu hỏi này, một vị giáo sư đại học nói đầy ẩn ý: "Tại chức mà!”.

img
Minh họa: Tuổi Trẻ
 
Quảng Nam từ chối các cử nhân tốt nghiệp hệ tại chức rất dứt khoát qua nghị quyết của tỉnh ủy với mục đích rất rõ ràng và rất có lý là để xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh ngày càng chất lượng hơn. Ngoài ra, mục đích của chủ trương này còn “đánh” vào một hiện tượng thiếu lành mạnh khác trong công tác tuyển dụng cán bộ - công chức là để triệt tiêu cho được tình trạng “con ông cháu cha” học hành chẳng ra chi, kiếm được cái bằng tại chức, tìm cách nhảy vào các cơ quan Nhà nước! Một quan chức của tỉnh Quảng Nam tuyên bố: Với chủ trương này, tỉnh Quảng Nam sẽ xử lý dứt điểm hiện tượng tuyển dụng thiếu công bằng ấy, để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà.

Thực ra không chỉ tỉnh Quảng Nam “nói không” với bằng cử nhân hệ tại chức. Trước đó, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành khác cũng có chủ trương như vậy. Nhiều tỉnh, thành khác, các cơ quan, công ty… tuy không công khai nhưng cũng tìm cách “né” nhân sự tốt nghiệp đại học hệ tại chức.

Tất cả nói lên điều gì? Họ nghi ngờ chất lượng đào tạo của hệ tại chức. Nghi ngờ đó là có cơ sở khi mà rất nhiều trường đại học xem việc mở rộng hệ đào tạo tại chức như “chiếc cần câu cơm” để cán bộ giảng viên kiếm thêm thu nhập mà không xem trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều cán bộ - công chức trong tay có vài ba bằng đại học tại chức là chuyện bình thường, bởi học tại chức quá đơn giản, thậm chí được học cả trong giờ hành chính. Chuyện cán bộ - công chức có nhiều bằng cũng dễ hiểu nhưng chuyện “con ông cháu cha” kiếm cái bằng tại chức cũng dễ tương tự thì đó là vấn đề nghiêm trọng. Vì sao? Khi đầu vào của hệ đào tạo này hết sức lỏng lẻo thì ai cũng có thể lấy được cái bằng cử nhân, để sau đó “chui” vô các cơ quan Nhà nước. Còn hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng biết.

Về nguyên tắc, bằng cử nhân thuộc các hệ đào tạo như chính quy, từ xa hay tại chức đều có giá trị như nhau. Hệ đào tạo nào cũng có người xuất sắc, cho nên việc phân biệt bằng cấp là sai. Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay không chỉ dựa vào bằng cấp mà chủ yếu dựa vào phỏng vấn và kiểm tra các kỹ năng điều hành, tổ chức, thực hiện công việc để tuyển chọn nhân sự.

Vì sao hệ đào tạo tại chức mất giá đến vậy? Nó bị mất giá từ lâu. Những tiếng báo động đã vang lên cũng từ rất lâu nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa có biện pháp nào hiệu quả để chấn chỉnh, để đến bây giờ hầu như không còn thuốc chữa. Chính vì thế cũng có ý kiến cho rằng nên bỏ hệ đào tạo tại chức. Đề xuất này có vẻ tiêu cực nhưng đúng khi mà nó đã không còn thuốc để chữa. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng mục đích của hệ đào tạo từ xa, tại chức là để đáp ứng nhu cầu xã hội học tập chứ không phải để phổ cập đại học. Vấn đề là Bộ GD-ĐT có can đảm nhìn thẳng vào sự thật để đổi mới triệt để cả hai hệ đào tạo này hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo