Tuy nhiên, các ổ dịch cũ năm trước ở các huyện Hương Thủy, Phú Vang không xuất hiện bệnh trở lại.
Thông tin từ Chi cục Thú Y tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết 3/7 mẫu xét nghiệm lợn bệnh tại xã Hương Chữ (huyện Hương Trà) đã cho kết quả dương tính với bệnh tai xanh.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên-Huế dù dịch tai xanh đã xuất hiện tại 2 huyện Quảng Điền và Hương Trà nhưng chính quyền một số địa phương có lợn bị bệnh vẫn tỏ ra thờ ơ với công tác dập dịch, không kịp thời thông báo lợn bị bệnh, bị chết.
. Ngày 14-4, chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức ký quyết định công bố dịch lợn “tai xanh” trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, dịch “tai xanh” tại Nghệ An đã có mặt 37 xã thuộc địa bàn 7 huyện, thành phố gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, TP Vinh và Quỳnh Lưu. Tổng số lợn mắc bệnh đến 18 giờ chiều 15-4 là 3421 con.
Mặc dù từ ngày 15-4, tỉnh Nghệ An nghiêm cấm triệt để việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm chưa chế biến từ lợn ra vào địa bàn tỉnh cho đến khi công bố hết dịch 10 ngày, thế nhưng sáng 15-4, theo khảo sát của phóng viên, tại một số chợ ở TP Vinh hàng thịt lợn vẫn bày bán công khai. Tại chợ Hưng Dũng có người còn mời khách mua thịt lợn quê mới đưa từ huyện Thanh Chương xuống(!?).
. Ngày 15-4, ngành chức năng và chính quyền 2 xã Đại Cường và Đại Thắng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đã tiêu hủy 37 con lợn bị nhiễm virus Lelystad gây bệnh “tai xanh”. Trong 2 ngày 14 và 15, tại 3 ổ dịch cũ ở các xã Đại Minh, Đại Phong, Đại Tân (Đại Lộc), có thêm 29 con lợn bị nhiễm bệnh và chết.
Trước đó, tại buổi hợp báo về tình hình dịch bệnh lợn “tai xanh” và cúm gia cầm, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, Nguyễn Thanh Quang, cho biết dịch “tai xanh” đã bị khống chế. Theo cán bộ của thú y tỉnh, trong nhiều ngày qua, ở các xã Bình Đào, Bình Dương (Thăng Bình), phường An Phú (TP Tam Kỳ), có nhiều con lợn nái bị nhiễm bệnh chết. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy số lợn trên chết do bệnh tả.
Bình luận (0)