Chùa Một Cột đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn phải đón rất nhiều du khách tham quan mỗi ngày
Xin trùng tu nhưng chưa được
Trong khi đó, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình - Hà Nội, đơn vị trực tiếp quản lý di tích, khẳng định đến thời điểm này, các chuyên gia văn hóa vẫn chưa liệt chùa Một Cột vào hạng mục di tích xuống cấp nghiêm trọng!
Dân khổ sở vì làng cổ
Cũng liên quan đến việc bảo tồn di sản, 78 người dân của gần 60 hộ ở làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây - Hà Nội) vừa đồng loạt ký tên trên lá đơn xin trả lại danh hiệu Di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm với mong muốn lấy lại sự yên bình và tự do trong sinh hoạt vốn có của vùng nông thôn trung du này.
Ông Phan Văn Hòa, Phó Chủ tịch xã Đường Lâm, cho hay làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005 nhưng đến nay, quy hoạch làng cổ vẫn chưa thấy mà chỉ có quy chế tạm thời về xây dựng, làm nhà cửa ở trong làng. Theo ông Hòa, dân Đường Lâm quá khổ vì không được xây dựng nhà cửa theo nhu cầu sống của mình, trong khi họ đang phải ở cực kỳ chật chội, nếu ai cơi nới sẽ bị phá dỡ vì xây dựng sai phép.
Ông Hòa bức xúc: “Nhà dân ở rất chật chội nhưng xin dự án dãn dân làng cổ thì mãi vẫn nằm trên giấy. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xin đất dãn dân rộng hơn 10 ha ở làng Phụ Khang nhưng đại diện lãnh đạo ban đầu tư thị xã cho hay tình trạng này thì 10 năm nữa vẫn chưa có đất”.
Còn chờ... hội thảo!
Trước đơn yêu cầu của đại đức Thích Tâm Kiên, ngày 6-5, Cục Di sản đã có công văn đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội hướng dẫn các cơ quan chức năng của quận Ba Đình và đại diện chùa khẩn trương hoàn thiện dự án tu bổ chùa Một Cột, báo cáo UBND TP Hà Nội và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét quyết định.
Dự kiến từ ngày 13 đến 15-5, UBND quận Ba Đình sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo, xin ý kiến và hoàn thiện các phương án trùng tu di tích chùa Một Cột. Nếu trong hội thảo UBND quận chưa tìm được sự đồng thuận cao thì vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra bàn.
GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, cho rằng phải có cơ chế chính sách riêng với các di tích đặc biệt để người dân sống được với di sản. Ngoài việc giữ gìn di tích, địa phương phải tạo điều kiện cho người dân có không gian sống để giữ yếu tố nguyên gốc của di tích.
Đề cập kinh nghiệm phát triển du lịch ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, cho rằng việc bảo tồn di sản phải gắn với lợi ích mới lâu dài. “Tại sao lại bắt những con người rất cụ thể, rất hữu hạn phải hy sinh, phải chịu thiệt cho cái gì đó vô hình? Nếu họ bảo tồn di sản mà người khác được lợi thì tội gì họ phải thế” - GS Thịnh đặt câu hỏi.
Giải pháp đặt ra, theo GS Thịnh, là phải hài hòa các lợi ích: di sản được bảo tồn, người dân cũng như Nhà nước cùng có lợi. “Trước mắt, người dân có thể chịu thiệt nhưng không thể kéo dài được” - GS Thịnh nhấn mạnh.
Đề nghị giảm du khách vào làng cổ Đường Lâm Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, cho hay ban quản lý đang đề nghị tăng phí tham quan từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng để trích một phần hỗ trợ người dân cũng như giảm bớt khách du lịch đến đây. Theo ông, bởi với lượng khách lên tới 12.000 người như năm 2012 thì khả năng của Đường Lâm hiện nay chưa thể đáp ứng được. |
Bình luận (0)