xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TĂNG GIÁ ĐIỆN: Lợi cho EVN, khó cho doanh nghiệp

Phương Nhung

Nếu ngành điện tiết kiệm chi phí và các ngành sản xuất giảm sử dụng công nghệ cũ “ngốn” nhiều điện năng thì có thể mức tăng giá điện sẽ thấp hơn.

Chiều 5-3, Chính phủ đồng ý điều chỉnh giá bán điện tăng 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/KWh. Thời điểm bắt đầu điều chỉnh giá bán điện mới là từ ngày 16-3.

Lo EVN lỗ 12.000 tỉ đồng

Với mức tăng 7,5%, việc điều chỉnh giá điện lần này bảo đảm các yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) không bị lỗ. Theo đó, tính toán của EVN và Bộ Công Thương cho thấy nếu không điều chỉnh giá thì năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỉ đồng. Trong đó, một phần được dành để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá các năm trước để lại (hiện còn khoảng 8.000 tỉ đồng); bảo đảm khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và bảo đảm kiểm soát lạm phát khoảng 5%.

Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết tuy chưa thể tính được con số cụ thể của mức ảnh hưởng tăng giá điện 7,5% nhưng chắc chắn 70% sản lượng thép sản xuất bằng điện hồ quang sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành. “DN chắc chắn phải tính toán lại để điều tiết chi phí sản xuất và cân đối với giá thành. Các DN tùy mức độ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh cung vượt cầu như hiện nay” - ông Dũng nói. Đề cập đến việc đầu tư công nghệ mới bớt tốn điện năng hơn, ông Dũng cho rằng không thể nói là DN có thể làm trong ngày một ngày hai được bởi đầu tư trong ngành thép rất lớn.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh đánh giá tăng giá điện đến 7,5% sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, trong đó đặc biệt là các ngành sản xuất tiêu hao điện năng như thép, xi-măng, hóa chất. Đặc biệt, các DN sẽ khó khăn hơn khi cạnh tranh với hàng hóa cùng khối bởi giá điện sẽ kéo theo chi phí sản xuất và giá thành tăng theo.

Theo ông Doanh, mức tăng giá điện nên chia nhỏ làm nhiều lần để nền kinh tế có thể kịp thời thích ứng. “Tôi đã kiến nghị mức tăng hợp lý nhất là khoảng 3,5%/lần nhưng rất tiếc là vì muốn bù lỗ cho ngành điện mà mức tăng lại lớn hơn. Dù vậy, việc tăng giá điện cũng sẽ tạo áp lực khiến ngành sản xuất cũng như người tiêu dùng tiết kiệm điện một cách tối đa” - TS Doanh nói.

Phải tiết kiệm hơn nữa!

Song song với quyết định thông qua mức tăng giá điện 7,5%, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu EVN tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của tập đoàn, trong đó năm 2015 phấn đấu giảm tổn thất điện năng còn 8% (năm 2014, tỉ lệ này là 8,49%); nâng năng suất lao động toàn tập đoàn tăng trên 9%.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng tỉ lệ tổn thất điện năng của EVN ở mức trên 8% là khá lớn. “Tuy giảm tổn thất điện năng không bù đắp được nhiều trong mức tăng giá điện nhưng tiết kiệm được chừng nào thì hay chừng ấy và cần phấn đấu giảm thấp hơn nữa. Thực tế rất nan giải khi đến nay, tỉ lệ tổn thất vẫn cao hơn 0,15% kế hoạch đề ra. Tổn thất trên lưới điện truyền tải cũng cao hơn 0,3% so với chỉ tiêu, phải mất 2% điện mới tạo được 1% GDP” - ông Ngãi nêu thực trạng.

Cũng theo ông Ngãi, để siết chặt tiết kiệm trong ngành điện thì mấu chốt là cần đồng bộ hóa nhiều giải pháp, trong đó có giảm tổn thất điện năng và tiết giảm các chi phí khác. “Đặc biệt là phải tiết giảm giá thành và tiết giảm chi phí, trong đó khoản đầu tư xây dựng cơ bản rất lãng phí, đồng thời tinh giản bộ máy sao cho gọn nhẹ nhằm nâng cao năng suất lao động…” - ông Ngãi nhấn mạnh.

 

Cần thực hiện cơ chế bán buôn điện để một số ngành “ngốn” điện năng lớn như thép, xi-măng, hóa chất… hạn chế sử dụng điện lãng phí. Để giảm áp lực lên ngành điện, cũng phải yêu cầu các ngành này đổi mới công nghệ triệt để.

Ông Trần Viết Ngãi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo