xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo điều kiện cải cách hệ thống tư pháp

DIỆP VĂN SƠN

VKSND thực hiện kiểm sát xét xử nghĩa là ngành tư pháp này lại kiểm sát ngành tư pháp khác là chồng chéo nhau

Hoạt động tư pháp trong những năm qua tuy đã có những cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, ở các nước, đứng đầu hệ thống tư pháp là Chủ tịch Tối cao pháp viện, có Ủy ban Tư pháp, Hội đồng Thẩm phán... có chức năng quản lý công tác xét xử, quản lý công tác bổ nhiệm các thẩm phán các cấp; còn tòa án các cấp (kể cả tòa án tối cao) chỉ là cơ quan xét xử (việc xét xử theo cáo trạng, án tại hồ sơ, tuân theo luật pháp). Ở nước ta, ai đứng đầu hệ thống tư pháp chưa rõ (tòa án tối cao chỉ là cơ quan xét xử chứ không làm chức năng quản lý hệ thống tư pháp).

Thứ hai, cần được làm rõ ranh giới giữa cơ quan xét xử và cơ quan quản lý xét xử. Như điều 107 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã ghi rõ “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. TAND gồm TAND Tối cao và các tòa án khác do luật định”. Rõ ràng, tòa án các cấp chỉ là những cơ quan xét xử; vậy cơ quan quản lý xét xử ở đây chưa có.
 
Mặc dù điều 109 (dự thảo) có ghi: 1. TAND Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2. TAND Tối cao giám đốc việc xét xử của các tòa án khác.  3. TAND Tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Ở đây cần làm rõ nội hàm của khái niệm “giám đốc việc xét xử”. Ở các nước, cơ quan quản lý xét xử là các ủy ban tư pháp và tối cao pháp viện.

Thứ ba, cơ quan quản lý Nhà nước về tư pháp không nằm trong hệ thống tư pháp mà thuộc hệ thống hành pháp. Vị trí chức năng của Bộ Tư pháp và các sở tư pháp hiện nay cũng cần làm rõ. Đây là cơ quan chuyên ngành quản lý Nhà nước đối với việc xây dựng, triển khai và hướng dẫn chỉ dẫn chấp hành pháp luật; trong đó được bắt đầu từ khâu hình thành các luật, giúp Chính phủ chỉ đạo xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy để triển khai các luật, đề xuất với cơ quan lập pháp về xây dựng hệ thống luật..., quản lý Nhà nước về quá trình tố tụng (kể từ khi xuất hiện tội phạm; quá trình điều tra, thiết lập hồ sơ, khởi tố... và quản lý quá trình thi hành án).

Thứ tư, vị trí của Viện Kiểm sát nằm ở đâu? Theo điều 112 (dự thảo), VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.  Như vậy cần xem xét và không nên giao cho VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của tòa án bởi VKSND cũng là cơ quan tư pháp  chịu sự giám sát của Quốc hội cũng như tòa án. VKSND thực hiện kiểm sát xét xử nghĩa là ngành tư pháp này lại kiểm sát ngành tư pháp khác là chồng chéo nhau, không hợp lý. Theo các Hiến pháp trước đây (Hiến pháp 1946, 1959) không có thiết kế cơ quan VKSND, chức năng công tố thuộc Viện Công tố thuộc Chính phủ (cơ quan hành pháp).

Tham khảo kinh nghiệm trên thế giới, Viện Công tố ở nhiều nước là nằm trong Chính phủ, thực hiện khâu cuối cùng của hành pháp để chuyển giao sang tư pháp, sau khi mọi xử lý hành chính đều không có hiệu lực; khi đối tượng quản lý đã có những biểu hiện phạm tội; Chính phủ thực hiện quyền công tố thông qua Viện Công tố; nhiệm vụ của Viện Công tố là tập hợp các tài liệu điều tra; nghiên cứu sưu tầm, thu thập những chứng cứ tội phạm, thiết lập hồ sơ và thực hiện quyền công tố chuyển giao sang tư pháp xét xử.

Thứ năm, sửa đổi Hiến pháp tạo điều kiện tổ chức lại hệ thống tòa án (hệ thống xét xử) chưa hợp lý hiện nay. Lâu nay, vấn đề án tồn đọng trở nên nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân do tổ chức các cấp xét xử chưa hợp lý. Tòa án nên tổ chức theo chức năng, không theo các cấp hành chính, quan hệ giữa các tòa án là quan hệ tố tụng.
 
Từ Hiến pháp 1946, nước ta tổ chức các tòa án sơ cấp, tòa án đệ nhị cấp, tòa án thượng thẩm theo thẩm quyền xét xử, chứ không tổ chức theo cấp hành chính.Tổ chức tòa thượng thẩm cố định ở  khu vực như vậy sẽ có hai điều lợi: Vừa giảm áp lực cho Tòa án Tối cao vừa đưa việc giám đốc thẩm, tái thẩm xuống gần dân hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với cơ quan công lý. Người dân các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên, Tây Bắc... không phải kéo nhau ra tận Hà Nội để khiếu nại, yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm như hiện nay.

Tòa án hành chính đã được thành lập nhưng nói chung ở tình trạng “thất nghiệp”. Trong khi đó, các cơ quan hành pháp (UBND các cấp) lại quá tải trong công việc giải quyết khiếu nại tố cáo... Nên chăng mở rộng, tăng cường chức năng xét xử của tòa án hành chính để giải phóng các cơ quan hành pháp khỏi chức năng tư pháp?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo