Theo Công ty Địa cầu và Môi trường Duy Tuân - đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh cho hồ Xuân Hương - thì tảo lam thường xuất hiện vào buổi sáng, thời gian từ 7 giờ đến 11 giờ hàng ngày và chỉ mất đi khi trời có gió, mặt nước chuyển động.
Cứ vào buổi sáng, tảo lam lại xuất hiện dày đặc trên mặt hồ Xuân Hương. Vị trí tảo lam nổi lên nhiều nhất là từ khu vực nhà hàng Thanh Thủy tới cầu Ông Đạo
Vị trí tảo lam nổi lên nhiều nhất là từ khu vực nhà hàng Thanh Thủy tới cầu Ông Đạo. Có thời điểm tảo lam kết tủa mạnh dày tới 2cm, tạo thành từng thảm lớn, nổi lên mặt hồ.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi do “tảo lam nở hoa”, thời gian qua Công ty Địa cầu và Môi trường Duy Tuân đã chỉ đạo nhân viên vệ sinh làm việc từ rất sớm. Biện pháp đưa ra là dùng lưới quét thu gom tảo lam về phía cầu Ông Đạo để đẩy trôi theo nước xuống vùng hạ lưu, nơi có Khu du lịch thác Cam Ly. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì không thể xử lý dứt điểm được nạn tảo lam trên hồ này.
Dù đã đề ra nhiều giải pháp nhưng cả chính quyền và doanh nghiệp đều chịu thua tảo lam
Liên quan đến tảo lam gây ô nhiễm hồ Xuân Hương, trong những năm qua tỉnh Lâm Đồng đã phải chi hàng chục tỉ đồng để làm sạch nước hồ và mời các nhà khoa học nghiên cứu, tìm các giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trước đó, vào các năm 2014-2015, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, Công ty Địa cầu và Môi trường đã thả cá mè và trồng bông súng xuống hồ Xuân Hương để ngăn chặn tảo lam.
Bình luận (0)