xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tập trung giảm thất thoát nước

Bài và ảnh: THU HỒNG

Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định đang tập trung kéo giảm tỉ lệ thất thoát nước dưới 35% thay vì 52% như hiện nay bằng mô hình phân vùng tách mạng hệ thống cấp nước

Dựa trên những hiệu quả từ dự án giảm nước không doanh thu đã phối hợp với các chuyên gia Hà Lan thực hiện, Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định (Công ty Cấp nước Gia Định) đang mạnh dạn mở rộng mô hình phân vùng tách mạng hệ thống cấp nước (DMA) trên địa bàn do đơn vị quản lý.

Giảm thất thoát 60.000 m3/ngày

Theo lãnh đạo của Công ty Cấp nước Gia Định, ngay khi có vốn, kế hoạch sẽ được thực hiện ngay và kéo dài đến năm 2016 với mục tiêu đề ra là giảm thất thoát 60.000 m3 nước/ngày, kéo giảm tỉ lệ nước không doanh thu của công ty xuống dưới 35% thay vì 52% như hiện nay.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Phòng Kỹ thuật – Công nghệ Công ty Cấp nước Gia Định, phân tích: Con số trên có thể đạt được bởi dự án trước đây khi triển khai đã phát huy hiệu quả rất tốt, với một vùng trũng nhỏ của phường 25, quận Bình Thạnh có hơn 1.600 đồng hồ nước nhưng giảm được 70.050 m3 nước thất thoát, tiết kiệm hơn 225 triệu đồng/tháng cho ngành cấp nước. Sau đó, mô hình này được nhân rộng ra nhiều vùng tại phường 27, 28, 13 và 15 quận Bình Thạnh, kết quả là hiện nay giảm 14.993 m3 nước/ngày.

Ông Nguyễn Quốc Thái, Giám đốc Công ty Cấp nước Gia Định, cho biết dự án không chỉ nhằm mục tiêu giảm nước thất thoát xuống dưới 35% vào năm 2016 mà sẽ xây dựng hệ thống quản lý mạng cấp nước bền vững. Việc phân vùng DMA không chỉ giúp dễ quản lý mạng cấp nước mà giúp nhân viên xử lý, phát hiện nhanh các vùng có nước rò rỉ.
img
Công nhân Công ty Cấp nước Gia Định đang duy tu, sửa chữa đường ống nước bị xì bể
Ngoài những DMA đã được thiết lập, trên địa bàn do Công ty Cấp nước Gia Định quản lý (quận Phú Nhuận, Bình Thạnh và phường 1, quận Gò Vấp) sẽ tiếp tục được phân thành 58 DMA.
Mỗi DMA có 1 - 2 đồng hồ nước, là một khu vực riêng biệt, cô lập hoàn toàn với khu vực khác, được bao quanh bởi một tuyến ống cấp nước gọi là đường bao ngoài, được cung cấp bởi một số nguồn cấp tối ưu (từ 1 - 2 nguồn) và được kiểm soát lưu lượng bằng các đồng hồ tổng. Mỗi DMA có khoảng 1.000 – 4.000 đấu nối, chiều dài mạng lưới từ 5.000 -15.000 m.

Cần 500 tỉ đồng để triển khai

Theo ông Thái, để thiết lập 58 DMA, Công ty Cấp nước Gia Định cần khoảng 500 tỉ đồng để phát triển mạng lưới, đường ống, cải tạo và nâng cấp hệ thống ống cũ mục. Ngoài ra, sẽ xây dựng đội ngũ chuyên viên quản lý các DMA (còn gọi là care taker) với khoảng 20 người.

Khó khăn hiện nay, theo ông Thái là về nguồn vốn, dự kiến sẽ kêu gọi xã hội hóa và vay từ nguồn vốn ưu đãi của TP, thế nhưng, do giá nước còn thấp, chưa thu hút các nhà đầu tư bởi việc đầu tư ít hoặc không có lãi. Dự án phối hợp với Hà Lan trước đây nguồn vốn chủ yếu do Hà Lan cấp, Công ty Cấp nước Gia Định chỉ hỗ trợ kỹ thuật.
Một trở ngại khác là việc xin phép đào đường còn nhiêu khê, nhiều dự án cấp nước rơi vào đường duy tu, thường phải kéo dài 5 năm mới xong. “Để nhanh chóng kéo giảm tỉ lệ nước thất thoát xuống mức thấp nhất, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt kế hoạch phân vùng tách mạng của Công ty Cấp nước Gia Định giai đoạn đến năm 2020 và hỗ trợ nguồn vốn, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia”- ông Thái nói.
Theo các chuyên gia, nếu kéo giảm tỉ lệ nước thất thoát xuống dưới 35% thì đây là con số ý nghĩa với ngành cấp nước nói chung và của Công ty Cấp nước Gia Định nói riêng. Bởi trước năm 2009, nhìn lại tỉ lệ nước thất thoát nhiều người đã phải giật mình vì lên đến hơn 60%.
Tại một số phường của quận Phú Nhuận và Bình Thạnh, lượng nước thất thoát mỗi ngày tương đương với lượng nước cung cấp. Do đó, bài toán tăng giá nước để tái đầu tư cho ngành cấp nước chỉ được người dân thông cảm, ủng hộ khi nào ngành cấp nước giảm tỉ lệ thất thoát nước đến mức thấp nhất. n

Nhiều dự án đang triển khai

Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO), hiện SAWACO đang triển khai và phối hợp với các chuyên gia nước ngoài thực hiện nhiều dự án giảm nước thất thoát tại TPHCM. Mục tiêu đến năm 2025, giảm còn 25%, riêng mục tiêu mỗi năm giảm từ 1% - 3%.

Ngoài dự án giảm thất thoát nước có vốn vay từ Ngân hàng Thế giới tại các quận 1, 3, 5, 10 và quận 11, Tân Bình, Tân Phú đang triển khai khoảng 156 DMA, còn có các dự án từ vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm xây dựng, thay thế và cải tạo ống cũ mục; các dự án hợp tác đầu tư của SAWACO tại các vùng 3, 4, 5, 6 với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo