Năm 2015, Sở Giao thông Vận tải Ninh Thuận từng lập đoàn kiểm tra các nhà hàng nổi này và xử phạt hành chính 2,4 triệu đồng/doanh nghiệp; 1,2 triệu đồng/hộ kinh doanh cá thể.
Trước đó, hôm 23-7, nhà hàng nổi của Công ty TNHH Du lịch Vĩnh Tiến trên vịnh Vĩnh Hy bị đổ sập xuống biển làm 2 người chết, 4 người bị thương nặng. Ngoài nhà hàng này, trên vịnh Vĩnh Hy còn có 2 nhà hàng của doanh nghiệp, 3 nhà hàng của hộ cá thể chuyên kinh doanh ăn uống các loại hải sản dành cho khách du lịch.
Ông Võ Đức Triều cho biết tất cả nhà hàng nổi trên vịnh Vĩnh Hy trước đây là bè nuôi tôm hùm lồng. Khoảng 5 năm gần đây, khi du lịch sinh thái biển ở vùng này phát triển, những ngư dân nuôi tôm xin phép kinh doanh ăn uống hải sản, cải tạo các lồng bè thành nhà hàng bè trên biển. Mặc dù các nhà hàng nói trên không đủ điều kiện về an toàn trên biển nhưng tất cả vẫn được cấp phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Theo ông Võ Đức Triều, từ nay đến cuối tháng 7-2016, 5 nhà hàng còn lại trên vịnh Vĩnh Hy nếu muốn tiếp tục kinh doanh ăn uống phải dời vào sát bờ, sao cho độ sâu của mực nước biển dưới 1 m. Ngoài ra, các tiêu chí khác về an toàn bến bãi như độ vững chắc của nhà hàng, vệ sinh môi trường, trật tự trị an… phải được các cơ quan hữu trách kiểm tra, chứng nhận.
Bình luận (0)