xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tây Nguyên đối diện nguy cơ vỡ hồ, đập

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

Tây Nguyên đang vào mùa mưa lũ nhưng hiện có hàng trăm hồ, đập xuống cấp, hư hỏng nặng chưa được sửa chữa

Trong những ngày qua, tỉnh Đắk Lắk liên tục có mưa, lượng nước đổ về các hồ, đập rất lớn khiến người dân phía hạ du hết sức lo lắng.

Bị xói mòn, mục rỗng

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 643 công trình thủy lợi, 516 hồ chứa nước, 81 đập dâng và 1 hệ thống đê bao. Nhiều công trình đã sử dụng 30-40 năm, nay đang xuống cấp, hư hỏng. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, tỉnh hiện có 62 công trình bị hư hỏng, mất an toàn trong mùa mưa bão. Trong đó, nhiều hồ, đập bị xói mòn, sạt lở nghiêm trọng; nhiều nơi rò rỉ nước…

Hằng năm, huyện M’Đrắk chịu thiệt hại nặng nề nhất tỉnh do mưa bão nhưng hiện có tới 13 hồ, đập mất an toàn, trong đó có nhiều công trình có thể vỡ bất cứ lúc nào. Đập thủy lợi C19, xã Ea Riêng, huyện M’Đrắk có dung tích gần 1 triệu m3 đưa vào sử dụng từ trước năm 1975. Sau nhiều năm khai thác nhưng không được tu sửa, đến nay, mái thượng lưu, hạ lưu thân đập bị xói mòn nghiêm trọng, rò rỉ nước mạnh, không bảo đảm thoát lũ.
img
Đập tràn xả lũ của hồ C19, xã Ea Riêng, huyện M’Đrắk - Đắk Lắk đã bị cuốn trôi nhưng chưa được xử lý

Ở xã Ea Riêng, đập thủy lợi đội 3 cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đập lồi lõm, thân đập bị rò rỉ nước, mái thượng lưu bị xói lở, biến dạng. Mái hạ lưu bị người dân lấn chiếm để canh tác. Phần tràn xả lũ bằng đất dài khoảng 150 m đã bị xói lở rộng 50 m, dài 100 m và sâu hơn 10 m. Trong khi đó, cống đầu mối và hệ thống kênh mương không có nên khi nước từ thượng nguồn đổ về mạnh sẽ khiến thân đập bị xói mòn, phá vỡ bất cứ lúc nào.

Đến mưa lũ là phải dọn đi

Đắk Lắk năm nào cũng bị vỡ hồ, đập gây thiệt hại lớn. Cuối năm 2011, chỉ riêng huyện M’Đrắk đã có 2 hồ, đập bị vỡ, nước nhấn chìm nhiều ngôi nhà và hàng trăm hécta hoa màu của người dân.

Ông Nguyễn Văn Long, nhà phía hạ du đập thủy lợi đội C19, lo lắng: “Cứ đến mùa mưa, gia đình tôi lại nơm nớp lo vỡ đập. Với lượng nước chứa quá lớn, trong khi thân đập đã hư hỏng, nếu vỡ đập thì hàng chục hộ dân ở đây sẽ bị cuốn trôi. Mỗi khi mưa lớn, nước đổ về nhiều, gia đình tôi phải dọn đến nơi khác lánh nạn”. Cùng tâm trạng lo lắng, ông Phan Văn Tuấn, nhà dưới đập thủy lợi đội 3, cho biết: “Tràn xả lũ của đập này bị xói lở nghiêm trọng từ nhiều tháng nay, nhiều chỗ trên thân đập đang rò rỉ nước. Vậy nhưng, đến nay chưa thấy một cơ quan nào đến khắc phục. Mùa mưa lũ đã đến, không lo sao được?”.

Với địa hình dốc, rừng bị tàn phá nên mỗi khi có mưa ở đầu nguồn, lượng nước đổ về rất nhanh. Trong khi đó, thiết kế của đập tràn xả lũ không đáp ứng nên rất nhiều hồ, đập ở Đắk Lắk bị nước tràn qua gây vỡ. Bên cạnh đó, một số công trình khi thiết kế, tính toán các thông số kỹ thuật không phù hợp, cộng với việc quản lý các hồ, đập yếu kém nên nhanh xuống cấp, gây mất an toàn khi có lũ lớn.

Nguồn kinh phí để sửa chữa các công trình hồ, đập ở tỉnh Đắk Lắk rất hạn chế và không kịp thời nên số hư hỏng cần sửa chữa ngày càng tăng. Để bảo đảm an toàn cho công trình và dân cư phía hạ du, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk sẽ đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí để sửa chữa gấp 62 công trình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo