Với một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, công nghiệp khai khoáng từng được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam; tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng liên tục gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống.
Nhân tai
Tương tự, tác động môi trường chủ yếu trong quá trình khai thác quặng bauxite tại phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc - Lâm Đồng) gồm có bụi, nước thải và bùn đỏ. Do đường vận chuyển quặng (dọc khu phố 8 và 9) là đường đất, hơn 150 hộ dân ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa. Việc trồng trọt trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite cũng đã phá vỡ cấu trúc địa chất, làm cho bề mặt đất bị hạ thấp 4,5 - 9 m, lớp đất bazan bị thay thế bởi lớp đất sét nên mùa mưa nhiều chỗ bị ngập úng cục bộ, xói lở với cường độ mạnh.
Tài nguyên chung, lợi nhuận riêng
Khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp tư nhân trong khi cộng đồng địa phương chịu quá nhiều thiệt thòi.
Tước cơ hội của người nghèo
Đáng nói hơn, tại tất cả các điểm mỏ mà PAN tiến hành khảo sát, người dân cho biết họ không được thông báo về dự án, các tác động cũng như các hoạt động mở rộng sản xuất, thậm chí đến lãnh đạo xã, phường cũng không có thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án dù theo quy định hiện hành, quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lấy ý kiến cộng đồng bị ảnh hưởng và được sự đồng thuận.
Chưa kể, theo quy định hiện hành, UBND các tỉnh và TP xây dựng khung giá đất hằng năm, làm căn cứ cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Khung giá đất ban hành, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp, trong đa số trường hợp là thiếu cơ sở và xa rời thực tế: Giá 1 m2 đất canh tác tại nhiều địa phương thấp hơn giá của 1 kg gạo chất lượng trung bình tại cùng thời điểm nhưng người dân phải theo khung giá chung đã ban hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Giúp người dân ổn định cuộc sống Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đời sống của người dân mất đất vì các dự án khai khoáng ngày càng cơ cực, phải đi làm thuê khắp nơi hoặc không có việc làm. Tại một mỏ than ở Thái Nguyên, người dân bị thu hồi đất để phục vụ dự án khai thác mỏ than không có việc làm, phải đi mót than để bán. Đến khi không còn than để mót thì họ chờ các chuyến xe đổ than về bãi để lấy than rơi vãi, thậm chí để giành giật than, họ lao vào mót cả lúc xe đang đổ than xuống, bất chấp nguy hiểm. “Tôi cho rằng đối với các dự án gây tác động lớn đến đời sống cộng đồng như khai khoáng, thủy điện, cần tính cả chi phí bồi thường về áp lực môi trường, áp lực tinh thần cho người ảnh hưởng, đặc biệt là có cơ chế chia sẻ quyền lợi, chẳng hạn chuyển giá trị bồi thường về đất đai cho người dân thành cổ phần trong doanh nghiệp. Có như thế mới giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài” - GS-TS Đặng Hùng Võ nói. |
Bình luận (0)