xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham nhũng đất đai: Phải nghe và thấy, đau xót lắm!

Thái An thực hiện

Phụ trách lĩnh vực an ninh nông thôn, hằng ngày Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu tiếp xúc với hàng tá hồ sơ, đơn từ liên quan đến tham nhũng đất đai. Khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người bức xúc, phần lớn liên quan đến các vụ đất đai.

Trong mấy năm qua, các vụ này không những không giảm mà còn tăng lên, riêng năm 2006 tăng khoảng 1.600 vụ so với các năm trước. “Rõ ràng đây là vấn đề bức xúc, Chính phủ phải quan tâm” – Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu cảnh báo

Phải bảo đảm lợi ích của dân

. Phóng viên: Thưa thiếu tướng, những nguyên nhân làm cho tình trạng tham nhũng trên lĩnh vực đất đai thêm phức tạp đã được nhận diện. Biết nhưng vì sao không giải quyết, cứ để tồn tại?

- Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu: Về phía Chính phủ, Thủ tướng quyết tâm chỉ đạo, thái độ imgthẳng thắn. Thủ tướng yêu cầu việc giải quyết phải bảo đảm lợi ích, đời sống của dân; đấu tranh với những trường hợp vi phạm một cách kiên quyết. Tuy nhiên, hiện nay tôi thấy từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, xã chưa làm được điều này.

Muốn giải quyết, tôi có một số đề nghị: Phải xác định thẳng trách nhiệm cụ thể của ai? Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã nói rất rõ, có 2 loại “tư lệnh”: “tư lệnh vùng”, “tư lệnh địa phương” - tức chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch huyện, xã. Đứng đầu chính quyền, trong tay anh có bộ máy, anh phải chịu trách nhiệm, không đổ cho người khác được. Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm, còn nếu vẫn không giải quyết được (không đủ năng lực) thì anh từ chức đi! Thái độ phải rõ ràng, chứ Chính phủ không thể làm thay cho các địa phương được.

“Tư lệnh lĩnh vực”, tức là các bộ trưởng. Hiện nay, rất nhiều vụ dân khiếu kiện liên quan đến các “tư lệnh” này. Chính sách đền bù, giá đền bù không đồng bộ và chưa công bằng, mỗi nơi, mỗi thời điểm một khác, thay đổi liên tục. Ví dụ, người dân tự giác dời đi trước thì chịu thiệt; người đòi hỏi nhiều không chịu đi thì được lợi nhiều hơn. Rồi hàng chục vạn lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm dẫn đến nghèo đói, ai chịu trách nhiệm? Khi thu hồi đất, lao động dôi ra thất nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH tham mưu cho Chính phủ thế nào, phải chịu trách nhiệm chứ!

Lờn thuốc do xử lý chưa đủ “đô”

. Ông nói rằng nguyên nhân đã biết hết cả rồi, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn không chuyển, phải chăng hiệu lực chỉ đạo bị vô hiệu hóa?

- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, nhiều tỉnh đã vào cuộc và làm tốt. Nhưng cũng còn nhiều tỉnh còn chưa làm tốt. Như vậy, hiệu lực này cũng chưa nghiêm. Tuy nhiên, qua đó cũng đã mở ra hướng giải quyết đáng phấn khởi. Vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã trăn trở rất nhiều và đích thân chỉ đạo xử lý một số vụ. Với cách giải quyết vừa kiên quyết, vừa thận trọng, vừa giải quyết từ cả hai phía - dân và cán bộ, chủ dự án, cách làm này tôi hy vọng rằng từ đó các bộ, ngành, địa phương lấy làm kinh nghiệm để hành xử.

. Mặc dù có sự chỉ đạo quyết liệt nhưng tình hình năm sau vẫn phức tạp hơn năm trước. Phải chăng ở góc độ lý luận có thể hiểu tham nhũng đất đai là sự tất yếu của quá trình phát triển?

- Còn tôi khẳng định, tham nhũng chưa giảm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, trên lĩnh vực đất đai cũng như vậy thôi. Tham nhũng trong đất đai đem cái lợi bất chính lớn lắm và việc tham nhũng cũng không phải khó lắm (so với các lĩnh vực khác) và có sự bao che cho nhau nên cũng khó phát hiện. Hơn nữa, người dân “nắm” luật lại chưa tốt. Vừa qua báo chí cũng đã tạo ra tiền lệ rất tốt, Chính phủ chỉ đạo cũng quyết liệt nên đã được xử lý được những vụ như Đồ Sơn (Hải Phòng). Hy vọng việc chống tham nhũng trong đất đai sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

. Tình trạng tham nhũng đất đai không mới về cách thức, thủ đoạn, nhưng vì sao những biện pháp phòng ngừa không hiệu quả?

- Tình trạng này xuất phát từ hai phía. Một là mình xử lý chưa đủ “đô”, chưa đúng mức. Qua một số vụ tham nhũng đất đai đã bị phanh phui, từ xã lên huyện, lên tỉnh, 3-4 anh đều có lợi cả nên công tác đấu tranh khó hơn. Hai là, tình trạng tham nhũng đất đai đã tích tụ từ lâu, khi gỡ rối thì nó vỡ ra hàng loạt. Khi mình chưa gỡ nổi, người dân bức xúc là đúng thôi.

“Tư lệnh” địa phương không giải quyết nổi, phải từ chức

Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu kể, cách đây ít lâu, ở Giao Thủy (Nam Định) khiếu kiện không được giải quyết, người dân đã nói với cán bộ dân vận: “Tôi phải có những hành động đến mức phạm tội và tôi sẵn sàng đi tù. Chỉ có khi tôi đi tù thì ở trên mới chú ý giải quyết cho dân, mới phanh phui được cán bộ tiêu cực”.

Quả thật, sau này khi làm rõ vụ việc, mấy cán bộ này phạm tội, có người lãnh án tới 6 năm tù. Sau đó hàng loạt cán bộ bị xử lý. Trường hợp khác, mới đây người dân Lai Vu (Đồng Tháp) lên gặp Thanh tra Chính phủ, một người nói, năm - sáu người khóc: Địa phương thu hồi đất gần 3 năm nay nhưng vẫn để đấy trong khi 500 hộ bị thu trắng 100%, người dân không có ruộng làm. “Tất cả những việc đó, chúng tôi là những cán bộ đảng viên, phải nghe và thấy đau xót lắm!” - Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu giãi bày.

. Những trường hợp đó giống như vụ Đồ Sơn hay gần đây là vụ “cồn quan huyện” ở Vĩnh Long (Báo Người Lao Động đã nêu)... đều dính líu trực tiếp, chia chác từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, tạo thành đường dây gắn bó rất chặt chẽ?

- Chống tham nhũng đất đai rất khó khăn, hàng ngàn vụ khiếu kiện đã vượt khỏi phạm vi tỉnh lên Trung ương (TƯ) rồi. Vì vậy, TƯ phải tập trung chỉ đạo giải quyết một số vụ bức xúc nhất; Chính phủ phải dùng các cơ quan TƯ trực tiếp điều tra, xử lý từ đầu đến cuối. Còn lại phải trực tiếp giao cho chủ tịch UBND tỉnh giải quyết, không có cách nào khác. Nếu cán bộ sai phải làm rõ, dân sai cũng phải làm rõ. Đã sai thì phải xử lý, bất cứ anh giữ chức vụ gì. Còn nếu “tư lệnh” địa phương không giải quyết nổi, chỉ có cách từ chức thôi!

. Nhưng khi sai phạm đã trở thành hệ thống, tham nhũng có tổ chức thì làm sao chống, thưa thiếu tướng?

- Trong đấu tranh chống tội phạm, không tránh khỏi những vụ như thế. Nhưng nếu làm quyết liệt, giao trách nhiệm một cách rõ ràng, dứt khoát cho chủ tịch. Nếu anh giải quyết mà không phát hiện được cái sai bên trong, nếu anh để bao che cho nhau thì anh phải chịu trách nhiệm trước. Theo tôi, phải có một cam kết chính trị mạnh mẽ, còn hơn là như lâu nay.

. Việc giao cho người đứng đầu địa phương cũng rất khó bởi hầu hết các vụ tham nhũng đất đai lớn vừa qua từ đơn tố cáo của dân, sự vào cuộc của các cơ quan TƯ?

- Nói về phát hiện tham nhũng, tôi cũng phải nói thật rằng ở một bộ nào đó việc tự phát hiện ít lắm; ở một cơ quan cấp tỉnh phát hiện nội bộ mình có tham nhũng cũng hết sức hiếm, mặc dù ngành nào, địa phương nào cũng có cơ quan thanh tra của mình. Tìm ra tham nhũng là do dân tố cáo, công an và viện kiểm sát điều tra.

Người dân đã chỉ rõ ông A có mảnh đất này, ông B có mảnh đất kia..., anh phải làm rõ. Nếu anh trả lời trong nội bộ không có tham nhũng, tiêu cực mà dân vẫn khiếu kiện thì khi các cơ quan TƯ làm ra, tội anh phải nặng gấp nhiều lần.

Theo tôi, còn phải làm mạnh hơn nữa cơ chế kiểm tra của Đảng. TƯ nên chỉ đạo cơ quan kiểm tra vào cuộc, bởi khi nói đến Đảng vẫn là nói đến niềm tin. Và suy cho đến cùng, vẫn cần lương tâm và trách nhiệm của người đảng viên. Nếu đã thiếu cái này, dân còn khổ.

Làm sao để dân bớt trả giá?

. Đơn thư của dân chỉ rất cụ thể, nhưng để làm ra được trắng đen trong những vụ tố cáo tham nhũng vừa qua, cái giá người dân phải trả quá đắt. Có cách nào để người dân bớt phải trả giá đắt như hiện nay?

- Tôi nghĩ nên kiến nghị Quốc hội, có những người hy sinh bao nhiêu năm trời theo đuổi, giờ làm rõ cũng phải bồi thường cho người ta. Luật khiếu nại, tố cáo cũng phải nghiên cứu vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người dân.

. Ông đã từng nói rằng nguyên nhân của tình trạng tham nhũng đất đai là do sự thiếu công khai trong quy hoạch. Tuy nhiên, cũng còn tình trạng tham nhũng đất đai ngay từ trong chủ trương chính sách. Đây mới là dạng tham nhũng đất đai khó chống nhất?

- Chắc chắn chuyện đó là có. Để xử lý, các ngành chức năng phải độc lập, có sự kiểm tra chéo lẫn nhau. Các cơ quan công quyền phải hoạt động một cách liên tục, đầy đủ trách nhiệm thì sẽ phát hiện ra hết. Không được vì bất cứ lý do nào để sự lộng hành vì sự tư lợi mà làm ảnh hưởng đến Nhà nước, người dân.

. Xin trân trọng cảm ơn thiếu tướng!

4 nguyên nhân làm cho tình trạng tham nhũng đất đai phức tạp

Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu thẳng thắn nói: Nguyên nhân vì sao tình trạng tham nhũng đất đai phức tạp, Chính phủ biết cả, Ban Nội chính TƯ, Bộ Công an đã có tổng kết. Theo đó có 4 loại nguyên nhân làm cho tình trạng tham nhũng đất đai thêm phức tạp:

1. Liên quan đến quyền lợi, đời sống của người dân. Sau khi thu hồi đất, đời sống người dân không được bảo đảm, quyền lợi bị mất đi, không bằng hay không hơn tình trạng trước khi bị thu hồi đất như Luật Đất đai quy định. Đây là bức xúc lớn nhất, người nông dân gắn với đồng ruộng mà đời sống bảo đảm, không biết sống như thế nào.

2. Thông qua các dự án, người dân phát hiện có tiêu cực, tham nhũng, bất bình đẳng, mất công bằng. Người dân phát hiện tố cáo nhưng không giải quyết kịp thời, nghiêm minh.

3. Các dự án thu hồi không làm lợi cho Nhà nước, cho dân; thu hồi xong để “treo”, rất lãng phí, trong khi dân không có đất sản xuất. Cứ thu hồi 300.000 ha đất thì khoảng 3,2 triệu người bị ảnh hưởng đến việc làm. Từ trước đến nay đã thu hồi khoảng 300.000 ha đất; từ nay đến 2010 sẽ thu hồi thêm 640.000 ha nữa, tổng cộng 940.000 ha, làm 10 triệu người dân bị ảnh hưởng. Còn Bộ LĐ-TB-XH tính toán rằng, cứ thu hồi 1 ha đất, 13 người mất việc làm. Với diện tích 940.000 ha đất thu hồi, cho đến năm 2010, sẽ có hơn 12,2 triệu người mất việc. Một số không sử dụng đúng mục đích dự án, sử dụng vào mục đích khác, bán lấy tiền với lãi suất với giá cao hơn rất nhiều lần.

4. Nhiều trường hợp thanh tra xong, biết có dấu hiệu phạm tội nhưng chuyển cho các cơ quan điều tra để xử lý theo tố tụng hình sự thì chưa đến nơi đến chốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo