Ban đầu, cửa hiệu tơ lụa Phúc Lợi là căn nhà hai tầng nhưng sau khi cụ Trịnh Phúc Lợi trao quyền thừa kế cho vợ chồng người con trai cả là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, ngôi nhà được cải tạo thành 4 tầng. Ông bà Trịnh Văn Bô chính là những người đã hiến 5.000 lượng vàng cho Chính phủ lâm thời kêu gọi Tuần lễ vàng ủng hộ kháng chiến.
Với uy tín của một cơ sở cách mạng tiền khởi nghĩa, sau khi giành chính quyền, Trung ương Đảng quyết định chọn ngôi nhà này làm nơi làm việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian từ ngày 25-8 đến 2-9-1945, căn nhà này chính là nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập, họp với Trung ương Đảng đề ra những quyết sách quan trọng như: Nội dung bản Tuyên ngôn độc lập, tổ chức Lễ Quốc khánh và thành lập chính phủ lâm thời.
Hiện tại, ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang trở thành di tích cách mạng quan trọng của Hà Nội. Với những người dân Hà Nội, ngôi nhà cũng trở thành niềm tự hào và chứng nhân lịch sử quan trọng. Nơi đây từ lâu cũng trở thành nơi trưng bày những kỉ vật về Bác Hồ.
Tầng 1 thường trưng bày theo chuyên đề để người dân hiểu hơn về những giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác Hồ và Tư tưởng Hồ Chí minh. Tầng 2 của căn nhà lưu giữ toàn bộ những kỷ vật, từ chiếc bàn bác viết bản Tuyên ngôn, bàn ăn, phòng tiếp khách quốc tế…
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh, cùng ngắm lại những hình ảnh đặc biệt ở ngôi nhà nơi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời:
Bút tích và những tác phẩm của Bác Hồ cũng được trưng bày thường xuyên tại đây
Ngôi nhà Hà Nội cổ của nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã trở thành di tích cách mạng quan trọng
Bình luận (0)