xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thám Xoài đả hổ

Hoàng Hùng - Đỗ Văn

Người dân Khánh Hậu, xã ngoại ô TP Tân An - Long An đến giờ vẫn rất tự hào với biệt danh “làng đấu võ cọp” của làng mình khi xưa. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người trẻ tuổi ở đây thường tập trung nghe những cụ già kể lại chuyện ngày xưa cha ông họ trị hổ dữ.

Cụ Đỗ Văn Đồng, 74 tuổi, cho biết vào thế kỷ xviii, làng Khánh Hậu có tên Tường Khánh. Đến năm 1917, Tường Khánh và Nhơn Hội sáp nhập thành Khánh Hậu. Tường Khánh xưa có rất nhiều cọp sinh sống, chúng tấn công người bất cứ lúc nào.
Để phòng thú dữ, dân làng làm nhà có gác cao, tối ngủ rút thang hoặc nuôi nhiều chó để chúng báo động khi cọp đến. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XVIII, dân Tường Khánh không còn sợ cọp nữa, khi ông Thám Xoài đến đây sinh sống.

Theo tài liệu nghiên cứu của cụ Nguyễn Văn Hai, một nhân sĩ ở Khánh Hậu (1918-2003), Thám Xoài vốn là một hảo hán võ nghệ cao cường, từng làm thám kỵ quân dưới trướng Đỗ Thành Nhơn - một danh tướng dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Thuần. Sau này, khi Đỗ Thành Nhơn đưa quân Đông Sơn của mình phò tá Nguyễn Ánh, ông bỏ ngũ về Tường Khánh sinh sống.

Dân làng gọi ông là Thám Xoài theo chức thám kỵ quân trước đó và vì mỗi lần đánh chén, ông thường bỏ cả trái xoài vô miệng nhai hết vỏ lẫn hột.

img
Cụ Đỗ Văn Đồng (phải) gặp một người cao tuổi để tìm hiểu về làng đấu võ cọp. Ảnh: H.V


Nhà Thám Xoài nằm sát bìa rừng, trước sau đều có sân rất rộng. Cha con ông thường dùng hai sân này để luyện võ và tỉ thí với cọp.

Thám Xoài rất giỏi nhận biết dấu hiệu cọp rình rập. Khi phát hiện chúng, ông xách trường côn ra sân múa một hồi khiêu khích rồi chít khăn đỏ lên đầu, quát: “Mời ông thầy ra đấu võ!”. Gọi chừng ba lần, cọp đang rình nhảy ra ứng chiến.

Mỗi lần tỉ thí, hai người con trai của ông luôn cầm côn đứng ngoài trợ giúp. Tuy nhiên, hiếm khi nào Thám Xoài thất thủ.


Thám Xoài giải thích với dân làng rằng cọp rất ghét màu đỏ, vì vậy khi ông chít khăn màu này lên đầu, chúng lập tức bị kích động và nhào tới đối thủ. Khi giao đấu, cọp luôn muốn đoạt côn của ông rồi mới vồ người nên thường giương vuốt. Thám Xoài bèn dùng xà tấn, đánh vào hai mạn sườn chúng.

Không chụp được côn, cọp nhảy vồ bên trái rồi bên phải đối thủ. Thám Xoài cho biết trước khi cọp vồ thẳng thường duỗi đuôi, vồ bên trái thì quật đuôi sang phải và ngược lại. Nhờ nắm vững yếu quyết đó, Thám Xoài dễ dàng né tránh các đòn tấn công của cọp, luôn giành thế thượng phong rồi tìm cách hạ chúng.


Thám Xoài có nguyên tắc chỉ phân tài cao thấp chứ không lấy mạng cọp. Thế nên, khi muốn kết thúc trận đấu, ông lừa thế chộp đuôi và đá vào hạ bộ, chúng phải chạy dài. Tuy nhiên, có lần ông đã suýt mất mạng bởi đòn độc này.


Lần đó, sau một hồi tỉ đấu với một con cọp to lớn, Thám Xoài quyết định kết thúc bằng ngón đòn quen thuộc. Song, khi ông đá vào hạ bộ, con vật chẳng những không chạy mà còn hung hãn phản đòn. Sau một thoáng choáng váng, ông định thần quan sát. Té ra, đó là một con cọp cái ! Năm đó, Thám Xoài đã 70 tuổi, quần thảo với loài thú dữ này hơn hai giờ đã thấm mệt, ông quyết định “hưu chiến”.

Thường với cọp đực, ông chỉ cần lột khăn đỏ ném xuống, chúng sẽ dùng vuốt xé nát rồi bỏ đi. Tuy nhiên, với ả cọp này thì không. Sau khi xé nát chiếc khăn, nó vẫn gầm gừ, nhe răng, múa vuốt tấn công ông quyết liệt.

Ả cọp dồn Thám Xoài vào thành giếng và tung cú vồ chính diện buộc ông phải ngã người theo thế “thiết bản kiều” thoát hiểm. Thắng thế, nó xông tới đoạt côn rồi tung đòn đoạt mạng đối thủ. Thám Xoài phải tay không đấu với ả cọp say máu. Thấy vậy, hai người con trai ông lập tức vung côn trợ chiến giải vây cho cha, đuổi ả cọp vào rừng...

Theo tài liệu nghiên cứu của cụ Nguyễn Văn Hai, khi tỉ thí với cọp, ba cha con Thám Xoài luôn ghi nhớ những đòn thế hiểm hóc của chúng. Sau đó, họ sáng tạo thành những chiêu thức võ công, gọi là hổ quyền.

Hổ quyền được truyền rộng rãi cho dân làng Tường Khánh. Hằng năm, Tường Khánh đều tổ chức đấu võ để chọn người vô địch đưa đi đấu với cọp trong những cuộc thi tổ chức tại thành Gia Định. Đã có nhiều võ sĩ Tường Khánh mang vinh quang về cho làng.

Ngoài phần thưởng của giải, người đánh thắng cọp còn được dân Tường Khánh võng lọng về làng chẳng kém gì kẻ sĩ vinh quy bái tổ.

Để giúp dân làng Tường Khánh đối phó với cọp, Thám Xoài hướng dẫn họ bắt trâu rừng về thuần phục và dùng chúng chống trả loài thú dữ này. Chỉ cần hai chú trâu rừng được thuần phục đã có thể dễ dàng đánh đuổi một con cọp hung hãn.

Trâu rừng rất ghét cọp. Khi phát hiện kẻ thù, chúng liền khịt mũi, giậm chân báo cho dân làng biết. Khi đó, dân làng thả hai chú trâu đực thiện chiến ra đuổi đánh cọp. Dân Tường Khánh gọi đó là ngón “lưỡng ngưu đả hổ”.

Thám Xoài đã nhiều lần để trâu thay mình hạ những con cọp từng là bại tướng của ông đến nhà rình rập báo thù. Khác với Thám Xoài, trâu ít khi nào chịu để địch thủ chạy về rừng mà thường dùng sừng nhọn chém, húc chúng cho đến chết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo