xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thạnh An cất cánh

Bài và ảnh: Phan Anh

L.T.S: Nhiều vùng đất, nhiều cảnh đời đã đổi thay, vươn lên mạnh mẽ nhờ được Đảng và chính quyền dồn sức quan tâm, chăm lo. Nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng, Báo Người Lao Động giới thiệu các điển hình đổi mới ấy.

Là xã đảo duy nhất ở TP HCM, từ một vùng đất nghèo khó, Thạnh An đang từng ngày chuyển mình phát triển khi cả hệ thống chính trị dồn sức thực hiện một loạt chương trình, chính sách ưu tiên, ưu đãi

Chúng tôi đến xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM vào một ngày trời nắng đẹp, biển lặng gió. Thạnh An nằm giữa mênh mông sóng nước, biệt lập với đất liền. Lênh đênh giữa biển cả mênh mông và bạt ngàn rừng đước sau gần một giờ, con thuyền vỏ gỗ cũng đưa chúng tôi đến với “khúc ruột” xa nhất TP HCM.

Nhà cửa đã khang trang

Lần theo con đường bê-tông vào xã Thạnh An, chúng tôi dừng lại trước một căn nhà để bảng “Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVN HCMC) kính tặng”. Chủ nhà, anh Huỳnh Văn Nhàn, vui vẻ ra chào khách: “Nếu đến đây nửa năm trước, cô không được đón tiếp trong căn nhà đàng hoàng, sạch đẹp thế này đâu”.

Anh Nhàn cho biết trước đây, nhà anh vách lá xập xệ, thường xuyên bị dột, nước ngập. “Với thu nhập mỗi ngày khoảng 150.000 đồng từ nghề đánh bắt cá, ăn còn không đủ, chúng tôi lấy tiền đâu xây nhà! Nếu EVN HCMC không hỗ trợ 50 triệu đồng thì ước mơ có một căn nhà kiên cố, ấm cúng để con cái yên tâm học tập của vợ chồng tôi khó mà thực hiện được. Có nhà mới, tôi mới dám sắm nồi cơm điện, tủ lạnh để cuộc sống đỡ vất vả và cũng thêm động lực vượt khó” - anh bộc bạch.

 

Anh Huỳnh Văn Nhàn trong căn nhà mới khang trang của mình
Anh Huỳnh Văn Nhàn trong căn nhà mới khang trang của mình

 

Chung niềm hạnh phúc đó, trong căn nhà được hỗ trợ xây dựng khang trang tại ấp Thạnh Hòa, bà Võ Thị Sàng phấn khởi: “Trước đây, nhà tôi mái lá lụp xụp, không che được mưa nắng. Nay được Đảng, chính quyền và ngành điện hỗ trợ xây dựng cho căn nhà mới cao ráo, khang trang, gia đình tôi vui lắm vì đã an cư”.

Ông Huỳnh Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạnh An - cho biết vì “đò ngang cách trở” nên tất tần tật mọi thứ, từ hàng hóa thiết yếu đến vật tư xây dựng, đều phải vận chuyển từ đất liền ra đảo. Vì vậy, để xây được một căn nhà kiên cố, chống chịu được gió bão, sóng biển thì chi phí rất cao, lên đến hàng trăm triệu đồng.

“Với mức thu nhập ít ỏi của người dân xã đảo, điều đó chỉ là mơ ước. Nhờ Đảng huy động toàn bộ hệ thống chính trị chăm lo mà nhà sàn bằng cây đước, ván gỗ của người dân đã được thay bằng nhà xây vững chắc. Những căn nhà ở xã hầu hết không treo biển số mà chỉ có bảng “nhà tình thương, nhà tình nghĩa” - ông Tuấn giải thích.

EVN HCMC là đơn vị chủ lực thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho Thạnh An theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM. Theo Phó Tổng Giám đốc EVN HCMC Phạm Quốc Bảo, tổng công ty đã xây mới 73 căn nhà, sửa chữa 55 căn cho người dân xã đảo.

Háo hức chờ dòng điện mới

Không chỉ hỗ trợ người dân Thạnh An xóa nhà tạm, nhà dột nát, EVN HCMC còn đang gấp rút xây dựng tuyến cáp ngầm vượt biển dài 6,7 km cung cấp điện cho xã đảo này với tổng kinh phí đầu tư gần 170 tỉ đồng.

Chia sẻ về quá trình thai nghén dự án, ông Phạm Quốc Bảo cho biết xây dựng tuyến cáp ngầm vượt biển đòi hỏi công nghệ rất phức tạp. Song, để góp phần cùng TP HCM nâng cao đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, thực hiện giảm nghèo, tăng hộ khá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về lâu dài cho ngành điện, EVN HCMC đặt rất nhiều tâm huyết vào công trình này.

Hòa chung sự háo hức chờ ngày đóng điện vào dịp 30-4 của người dân xã đảo, ông Huỳnh Anh Tuấn bày tỏ: “Tuyến cáp ngầm 22 KV được đưa sang Thạnh An sẽ là cú hích rất quan trọng làm thay đổi gần như toàn bộ đời sống người dân. Khi có nguồn điện ổn định, người dân sẽ yên tâm mua sắm các thiết bị phục vụ kinh doanh hải sản, phát triển dịch vụ và du lịch. Kinh tế sẽ phát triển với các hình thức, tổ chức sản xuất mới như hợp tác xã, tổ hợp tác chế biến, nuôi trồng; lao động được giải quyết việc làm, thu nhập nâng lên, đời sống người dân sẽ khấm khá”.

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Thạnh An, từ năm 2015, xã sẽ di dời một bộ phận dân cư vào đất liền sinh sống, lập nghiệp. Sau đó, Thạnh An sẽ tập trung phát triển theo hướng dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn. “Định hướng này có tính khả thi cao khi UBND huyện Cần Giờ và xã Thạnh An đã khảo sát ý kiến của người dân, được bà con rất đồng tình” - ông Tuấn cho biết.

 

Đổi thay từng ngày

Là người dân gắn bó với xã đảo gần 60 năm và trên cương vị lãnh đạo gần 20 năm, ông Trần Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND xã Thạnh An, vui mừng khi chứng kiến vùng đất này đổi thay từng ngày. Ông Bình cho biết kinh tế - xã hội, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân đã phát triển nhiều so với 10 năm trước.

“Trước đây, cả xã chỉ có một con đường nhưng thường xuyên ngập nước. Nay, Thạnh An đã có nhiều con đường được làm bằng bê-tông sạch sẽ. Dân trí ngày càng nâng cao, bà con đã tự chủ trong sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chứ không còn trông chờ vào thiên nhiên… Được như vậy là nhờ sự quyết liệt của Thành ủy TP HCM khi chỉ đạo cả hệ thống chính trị dồn sức thực hiện một loạt chương trình, chính sách ưu tiên, ưu đãi để vực dậy đời sống người dân Thạnh An, đồng thời tạo tiền đề cho xã đảo cất cánh” - ông Bình nhìn nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo