xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thấu lòng dân

Dương Quang

Vụ hàng ngàn người dân tập trung tại TP Quảng Ngãi rồi kéo về trụ sở UBND huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi để phản đối việc khai thác cát ở cửa biển Cửa Đại - sông Trà Khúc là hồi chuông nhắc nhở mọi cán bộ về trách nhiệm với dân.

Trước hết, phải khẳng định cách phản ứng của người dân như vậy là tiêu cực, gây mất an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của cán bộ địa phương. Đây không phải là lần đầu người dân lên tiếng mà từ tháng 9-2013 và trước đó nữa, họ đã vài lần bày tỏ sự phản ứng.

Hoạt động khai thác cát xuất khẩu tại Cửa Đại nằm trong dự án thông luồng, nạo vét cửa biển này kết hợp tận thu cát nhiễm mặn và được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép cho 2 doanh nghiệp, triển khai từ tháng 7-2013. Hiệu quả kinh tế về lâu dài chưa thể đánh giá song trước mắt, người dân 2 xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) và Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh) lãnh đủ vì sạt lở; rất nhiều nhà dân và vuông tôm của họ bị sóng đánh trôi ra biển. Bỗng dưng tay trắng, lại phải chung sống với môi trường bị ô nhiễm, người dân phải lên tiếng vì quyền lợi chính đáng của mình.

Một vụ tương tự xảy ra vào đầu tháng 10-2013, tại thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Bức xúc trước hoạt động khai thác vàng trái phép ở đây vì gây xói lở, ô nhiễm môi trường, người dân bao vây, tạm giữ phương tiện hành nghề của những đơn vị, cá nhân tổ chức đào vàng, đồng thời gọi nhờ công an tỉnh giải quyết. Nhóm 5 công an đến hiện trường, yêu cầu người dân trả lại các phương tiện nói trên liền bị họ hô hoán, bắt trói.

Vì sao người dân có phản ứng tiêu cực dù họ biết hành động như vậy là vi phạm pháp luật? Có thể lý giải: Các vụ kể trên đều bắt đầu từ 2 nguồn cơn gây bức xúc:Một là người dân bị xâm hại quyền lợi; hai là khi bị xâm hại quyền lợi, họ đã nhờ cậy đến chính quyền địa phương để nhờ can thiệp nhưng không được giải quyết thấu tình, đạt lý. Nhìn vào thái độ của người dân ở xã Nghĩa An và xã Kim Bôi cũng như cách hành xử của chính quyền 2 địa phương này, có thể khẳng định ý dân đã không được cán bộ lưu tâm hoặc thờ ơ trong xử lý, xem đó không phải là việc của mình.

Trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thu hút đầu tư, mục tiêu dân sinh phải là số 1. Nhiều địa phương đã không nhất quán chủ trương này mà có xu hướng bênh vực các nhà đầu tư nhiều hơn, thậm chí nhà đầu tư làm sai, gây hậu quả nhãn tiền mà vẫn được che chắn. Hậu quả trước mắt là phản ứng tiêu cực của dân chúng, về lâu dài gây tác hại lớn hơn, đó là sự vơi giảm niềm tin vào chính quyền địa phương, vào cán bộ.

Hồ Chủ tịch từng dạy: “Quần chúng nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự nhân dân. Phải yêu dân, kính dân thì dân mới dành sự yêu kính cho mình”. Suy cho cùng, bên cạnh trách nhiệm, yếu tố cần được đề cao ở người cán bộ phải là cái tâm. Cán bộ mà xa dân, thờ ơ với dân đích thị là cán bộ hỏng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo