xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thay đổi để thích nghi

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG

Sau 4 năm gia nhập WTO, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn

Vấn đề trên được nhiều nhà khoa học đưa ra bàn luận tại hội thảo “Nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế” do Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp vào ngày 26-4.

Cơ hội và thách thức

Khả năng mở rộng thị trường được đánh giá là một trong các cơ hội với nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng đến các nước Mỹ, Nhật và các nước ở châu Âu, châu Phi… Theo TS Nguyễn Hữu Từ, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản kể từ khi gia nhập WTO là tăng nhanh về số lượng. Bên cạnh đó, người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã chú ý đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Tư duy theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, chi phí thấp để tăng sức cạnh tranh trên thị trường đã dần thay thế tư duy năng suất cao, sản lượng nhiều bằng mọi giá.

img

Nhiều chi phí đè nặng trên vai người trồng lúa Việt Nam
TS Nguyễn Hữu Từ cho biết 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản đạt trên 12 tỉ USD, trong đó cà phê đạt khoảng 1,7 tỉ USD (trong khi năm 2006 chỉ đạt gần 1 tỉ USD), đời sống của nông dân được cải thiện. Dưới tác động của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008-2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa khác đều sụt giảm, riêng xuất khẩu nông – lâm – thủy sản vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng 11% - 14%/năm.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn, cần điều chỉnh chính sách an ninh lương thực theo hướng bảo đảm cân đối cung cầu trên toàn quốc thay vì theo từng tỉnh như hiện nay; đồng thời cần tính tới đầu tư đồng bộ theo chiều sâu và có hỗ trợ ưu đãi cho các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Hữu Từ cũng cho rằng từ khi gia nhập WTO, sự gia tăng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dẫn đến tình trạng đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, số lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất tăng nhanh. “Nông dân không kịp chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức và điều kiện để thích ứng với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt khi mở cửa thị trường” – một chuyên gia thẳng thắn.

Chấp nhận luật chơi

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nông nghiệp Việt Nam đang hội nhập với kinh tế thế giới thì phải chấp nhận “luật chơi” của thế giới. Để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu rủi ro, ngành nông nghiệp Việt Nam nên áp dụng hai chiến lược cơ bản trong kinh doanh quốc tế: Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Theo TS Nguyễn Minh Đức, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, nông sản Việt Nam phải được sản xuất theo những quy chuẩn được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Việc tiêu chuẩn hóa cũng cần được thực hiện trong công tác kế toán và ghi chép sổ sách thống kê của các doanh nghiệp - nông trại Việt Nam. Nông sản Việt Nam đã có mặt hầu hết ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới song mỗi quốc gia, mỗi khu vực, thị trường có những thị hiếu, yêu cầu, quy định riêng. “Do đó, nông sản Việt Nam phải được sản xuất theo tiêu chuẩn và đáp ứng những yêu cầu riêng của từng thị trường. Cho dù việc thích nghi hóa này đã được nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản Việt Nam áp dụng nhưng đòi hỏi sự đóng góp, dấn thân nhiều hơn nữa của những nhà kinh tế, những nhà tiếp thị chuyên nghiệp để hỗ trợ nông dân” – TS Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Các nguồn vốn giảm dần

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế đánh giá những thách thức khi gia nhập WTO hết sức khắc nghiệt. Tổng đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2005-2009 đạt gần 610.000 tỉ đồng, tỉ trọng bình quân 5 năm chiếm 11,4% nhưng có xu hướng giảm dần hằng năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáng kể. Vốn ODA dành cho nông nghiệp cũng rất thấp: Năm 2010, chỉ có 32 dự án với gần 490 triệu USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo