icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thầy Trần Hữu Nghiệp đã ra đi

Từ Nguyên Thạch

Tháng 2-1995, tôi đến thăm thầy Trần Hữu Nghiệp đang ốm. Nhà thầy nằm trong con hẻm yên tĩnh trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3- TPHCM. Sau lần bị ngã, thầy đi lại khá khó khăn, phải chống gậy, lại mắc thêm chứng Parkinson nên dạo này thầy ít đi ra ngoài.

Dạo đó, ngành y tế bắt đầu lột xác phát triển nhanh, nhất là về mặt khoa học kỹ thuật với nhiều thiết bị hiện đại được nhập về, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác và nhanh hơn trước nhiều lần. Thế nhưng y đức lại bị kêu ca. Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp rất bức xúc về vấn đề thời sự này. Bài báo viết về Ngày Thầy thuốc năm đó trên Báo NLĐ chúng tôi dành phần lớn dung lượng để bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nói về cái đạo của nghề thầy thuốc.

Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp quê ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tốt nghiệp bác sĩ y khoa Paris, về nước mở phòng khám tư ở Mỹ Tho năm 1939. Mùa thu 1945, theo tiếng gọi của Tổ quốc, thầy bỏ lại cuộc sống thị thành tham gia cách mạng, vào khu giải phóng làm công tác quân y và đào tạo cán bộ y tế cho Nam Bộ, sau đó tập kết ra Bắc. Năm 1965, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp vào Nam, tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế cho ngành y tế giải phóng cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sau 1975, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp về giảng dạy tại Trường Quản lý ngành y tế miền Nam cho đến ngày nghỉ hưu năm 1980. Thầy được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và nhiều huân, huy chương trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Sau ngày hòa bình lập lại, trong muôn vàn khó khăn đã xuất hiện nhiều gương mặt thầy thuốc của ngành y tế giải phóng đảm đương tốt những trọng trách lớn được mọi người biết đến, như bác sĩ Tạ Thị Chung (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ), bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (Giám đốc Trung tâm Nhi khoa TPHCM), bác sĩ Đoàn Thúy Ba (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế)... Những thành quả của ngành y tế sau giải phóng có sự đóng góp không nhỏ công sức đào tạo của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.

Thế nhưng, thầy ít khi nói về mình. Bên cạnh hoạt động đào tạo, thầy có sở thích viết văn, làm báo. Trong những tài liệu, sách báo Những ngày vui sống do thầy chủ biên còn lưu lại, có rất nhiều câu chuyện cảm động về tình đồng chí, nghĩa đồng bào với các cán bộ y tế miền Nam. Thế nhưng, những tài liệu viết về thầy không có bao nhiêu. Vậy mà hình ảnh, tình cảm của thầy lại sống dai dẳng trong lòng nhiều đồng chí, đồng nghiệp đến mãi hôm nay.

Riêng tôi, lớp con cháu của thầy, thích nhất ở thầy là giọng khí khái, thẳng thắn phê bình những yếu kém trong ngành y tế tại các diễn đàn của ngành. Sau này, sức khỏe yếu, thầy vẫn gượng chống gậy đi dự hội nghị và góp ý cho ngành. Hình ảnh đó thật khó phai mờ. Lần ghé nhà thầy năm đó, thầy ghi tặng tôi cuốn sách Binh chủng đặc biệt của đội quân tóc dài do thầy viết, Sở Y tế TPHCM xuất bản năm 1990, mà tôi giữ gìn cẩn thận như báu vật, vì trong đó có nhiều bút tích thầy sửa, dự định cho lần tái bản sau...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo