xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu thuốc đặc trị, thừa thuốc bổ

Bài và ảnh: Ngọc DunG

Để chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ trong nước, tân dược nội phải tạo sự tin tưởng bằng chất lượng chứ không phải mệnh lệnh hành chính

Chất lượng tân dược sản xuất trong nước được đánh giá không thua kém gì so với các loại thuốc ngoại.Thế nhưng nhiều năm nay, thuốc nội vẫn “lép vế” ngay trên sân nhà.

Sản xuất đơn giản, trùng lặp

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, hạn chế lớn nhất của ngành dược nước ta hiện nay là 90% nguyên liệu đều phải nhập khẩu; với mặt hàng thông thường thì sản xuất trùng lắp trong khi thuốc đặc trị lại ít.

Tại hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược đến năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết tính đến tháng 6-2014, có hơn 23.000 loại thuốc được cấp đăng ký lưu hành. Trong số này, thuốc ngoại nhập có 11.000 số đăng ký, tương đương gần 1.000 hoạt chất; còn thuốc nội có tới 12.000 số đăng ký nhưng lại chỉ của 520 hoạt chất. Các thuốc nội tập trung nhiều ở nhóm chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng, hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm, vitamin...

Thống kê của Cục Quản lý dược cho thấy trung bình cứ một hoạt chất có 23 số đăng ký là thuốc nội. Rất nhiều hoạt chất có trên 100 số đăng ký như: Paracetamol (783 số), Clorpheniramin (280 số), Cefixim (191 số), Ofloxacin (153 số), Cephalexin (140 số), Dexamethason (136 số)… Có đến 260 tên thuốc cùng hoạt chất hạ nhiệt, giảm đau; 223 tên thuốc cùng là vitamin hoặc thuốc bổ. Trong khi đó, các loại thuốc đặc trị, bào chế phức tạp, thuốc điều trị chuyên khoa hầu như không được đầu tư sản xuất. Các mặt hàng thuốc như gây mê, giải độc, thuốc tim mạch… vẫn phải nhập khẩu.

Thuốc nội vẫn chiếm một tỉ lệ lớn trong danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả
Thuốc nội vẫn chiếm một tỉ lệ lớn trong danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả

Nhiều chuyên gia dược phẩm cũng chỉ rõ hiện các nhà máy trong nước đã sản xuất được hầu hết mặt hàng thuốc theo phân nhóm dược lý nhưng xét về việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu thì chưa đạt. Đây là một khó khăn trong việc nâng tỉ lệ thuốc nội vào bệnh viện. Hiện tỉ lệ thuốc nội được kê đơn ở các bệnh viện tuyến trung ương chỉ khoảng 11%, ở bệnh viện tuyến tỉnh là 34%, còn bệnh viện tuyến huyện là 62%.

Ông Nguyễn Văn Tựu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam, cho biết chính vì có quá nhiều sản phẩm trùng lặp, các nhà máy sản xuất dược trong nước chỉ mới hoạt động khoảng 50% công suất; thậm chí, nhiều doanh nghiệp có sản phẩm không bán được, đối mặt nguy cơ đóng cửa.

Đừng “ép” người bệnh!

Theo thống kê mới nhất, doanh số thị trường dược là hơn 3 tỉ USD nhưng giá trị tiền thuốc nội địa sử dụng cả ở các bệnh viện cũng như trên thị trường tự do chỉ chiếm khoảng 50%. Ông Trương Quốc Cường cho biết trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm... Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng để tồn tại và cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp trong nước cần liên kết sản xuất những sản phẩm có trị giá cao chứ không chỉ dừng lại ở những sản phẩm giống nhau. “Nếu cứ tiếp tục chia nhỏ thị phần như hiện nay, nhiều đơn vị  sẽ không đủ chi phí để tái đầu tư. Để tồn tại, các doanh nghiệp cạnh tranh giảm giá nhưng nếu cạnh trạnh theo kiểu giảm chất lượng để giảm giá là điều rất nguy hiểm” - ông Cường nhấn mạnh.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng thế mạnh của thuốc nội là điều trị các bệnh thông thường và đối tượng phục vụ chính là những người có thu nhập trung bình và trung bình thấp. Tuy nhiên, để thuốc nội chiếm được niềm tin của người tiêu dùng vẫn phải có chất lượng cao, đa dạng các dạng bào chế thuốc.

Đồng quan điểm, TS Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch Viện Tim mạch quốc gia, cho rằng muốn đạt được mục tiêu “thuốc nội chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trên thị trường”, bản thân các doanh nghiệp phải khẳng định mình bằng chất lượng để người dân yên tâm sử dụng chứ không phải bằng những mệnh lệnh hành chính như đưa vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế. “Không ít bệnh nhân điều trị các bệnh mạn tính chia sẻ rằng đi khám bệnh chỉ để lĩnh được thuốc bảo hiểm, sau đó đưa ra hiệu thuốc bán lại rồi trả thêm tiền để mua thuốc ngoại” - bác sĩ Hùng kể.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo