xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu vốn, cảng biển phơi nắng

Bài và ảnh: ÁNH NGUYỆT

Dự án cảng biển Sài Gòn - Hiệp Phước hiện đã ngừng thi công vì chủ đầu tư không thu xếp được vốn sau khi đã đầu tư vào đây hơn 1.048 tỉ đồng

Sáng 19-3, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM giám sát tiến độ đầu tư dự án cảng biển Sài Gòn - Hiệp Phước nằm trong KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (chủ đầu tư) cho biết dự án mới chỉ đạt 38% khối lượng trên tổng mức đầu tư sau gần 4 năm thi công. Theo quy hoạch, sau khi xây dựng hoàn chỉnh dự án này, toàn bộ khu cảng Sài Gòn nằm ở khu vực Khánh Hội (quận 4) sẽ chuyển về Hiệp Phước.
img
Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước chưa được khai thác vì thiếu đường vào.
Trong ảnh: Cảng SPCT nằm trong  cụm cảng Sài Gòn - Hiệp Phước

Chủ đầu tư bế tắc

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, cho biết dự án này có quy mô 39 ha với 800 m cầu tàu 50.000 tấn, 2 bến sà lan dài 240 m, 2 bến phao, bãi container khoảng 78.000 m2, bãi hàng tổng hợp 40.000 m2, 3 kho hàng và các hạng mục công trình phụ trợ, đường nội bộ. Hiện dự án đã bị ngừng thi công vì không thu xếp được vốn đầu tư sau khi đã giải ngân được hơn 1.048 tỉ đồng. Các hạng mục còn lại chưa hoàn thành gồm cầu tàu số 2 dài
400 m, xử lý nền, xây kho hàng rời. Với tình trạng hiện nay, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước cũng không thể hoạt động vì tuyến đường D3 (dài 1,79 km và 2 cầu Rạch Rộp, Mương Lớn) kết nối cảng với hạ tầng bên ngoài chưa hoàn thành.

Không thể để cảng nằm im, chủ đầu tư chuyển sang khai thác bằng đường thủy, lắp đặt các bến phao nằm giữa luồng tàu để tiếp nhận gạo - một trong những mặt hàng đầu tiên được khai thác từ năm 2012. Lợi nhuận đem về từ mặt hàng này rất khiêm tốn, chỉ đạt 6 tỉ đồng trong năm 2012.  “Chúng tôi thực sự rất bế tắc về nguồn vốn xây dựng dự án, nói ra thì như câu chuyện con gà và quả trứng cái nào có trước. Muốn khai thác cảng phải có vốn để xây hạ tầng; để có vốn làm đường, xây cảng thì phải có tàu vào khai thác, trong khi với tình trạng không có đường kết nối như hiện nay thì khó mà khai thác cảng được” - ông Dũng cho biết. Chủ đầu tư chỉ còn cách tiếp tục chờ Bộ GTVT rót vốn để làm đường, xây cảng, mặc dù chờ 2 năm qua vẫn chưa thấy đồng vốn nào!

Cảng “chết” vì không có đường vào

Trước đây, đơn vị được giao làm chủ đầu tư tuyến đường D3 là Công ty CP KCN Hiệp Phước (HIPC). Mặc dù HIPC đã giải phóng mặt bằng xong nhưng do không có vốn đầu tư nên năm 2011, UBND TP đã giao tuyến đường này lại cho Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đầu tư theo hình thức ứng vốn không tính lãi. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế khó khăn, không đơn vị nào đồng ý bỏ vốn đầu tư mà không tính lãi nên Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đã kiến nghị Bộ Tài chính dùng vốn ngân sách để làm đường.
 
Trong trường hợp không có tiền ngân sách, chủ đầu tư cũng đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét và báo cáo Thủ tướng cho phép tính lãi vay vào chi phí dự án để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Nguồn vốn hoàn trả sẽ được trích từ nguồn thu chuyển đổi công năng sau khi dời cảng Khánh Hội về Hiệp Phước. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn kiến nghị Bộ Tài chính một khoản vốn ngân sách hoặc xin Chính phủ bảo lãnh vay vốn để trước mắt trả nợ cho nhà thầu thi công dự án và hoàn tất các gói thầu dang dở để khai thác cảng trong điều kiện tối thiểu nhằm duy trì hiện trạng các hạng mục đã thi công, không để công trình thêm xuống cấp.

Ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho biết nếu Bộ GTVT không thu xếp được vốn đầu tư đường D3 thì Sở GTVT sẽ báo cáo UBND TP tìm hình thức đầu tư phù hợp. Ông Kỷ cảnh báo: Nếu các cảng trong KCN Hiệp Phước không nhanh chóng đầu tư hoàn chỉnh để đưa vào khai thác thì lượng hàng hóa sẽ “chạy” về cảng Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, công sức nạo vét luồng Soài Rạp của TPHCM coi như đổ sông đổ biển.

Từ tình hình trên, ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, yêu cầu Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước phải “tự cứu mình trước” và tích cực hơn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư đường D3 và các giai đoạn tiếp theo của cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Ông Đông đề nghị chủ đầu tư hoàn thành các giai đoạn còn lại của cảng trong 18 tháng, để sau khi luồng Soài Rạp được nạo vét xong vào đầu năm 2014 thì đưa cảng vào sử dụng. 
 

Ổn định chỗ ở cho 24 hộ dân

Đến nay vẫn còn 24 hộ dân ở huyện Nhà Bè chưa được tái định cư trong dự án xây dựng cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Ông Phạm Văn Đông yêu cầu Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước liên hệ ngay với Sở Xây dựng để xem xét nguồn nhà, đất tái định cư cho 24 hộ dân này, không thể để người dân mỏi mòn chờ đợi như 6 năm vừa qua.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo