xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thợ mỏ khó an toàn tuyệt đối

Thế Dũng

Bục túi nước và nổ khí mê tan được xem là hai nguyên nhân chủ yếu và nguy cơ thường trực dẫn đến các vụ tai nạn lao động hầm lò nghiêm trọng

Vụ bục túi nước lò than tại Công ty Than Hòn Gai – Quảng Ninh làm chết 4 công nhân (CN) mới đây (Báo NLĐ đã phản ánh) cho thấy công tác bảo đảm an toàn cho thợ mỏ dưới hầm lò là không thể tuyệt đối và tai nạn lao động có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.


Chỉ một khoảng trống nhỏ...


Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (TKV), ông Vũ Thành Lâm, cho rằng đối với CN ngành than, không thể khẳng định tuyệt đối an toàn và đây là đặc thù của ngành.

Hằng quý, các công ty than đều lập kế hoạch an toàn, kế hoạch thủ tiêu sự cố (đặt ra các giả định), kế hoạch thăm dò và bản đồ thăm dò bục túi nước. Tiếp đó, cứ 6 tháng, mỗi mỏ lại diễn tập một lần về công tác ứng phó các sự cố từ cháy nổ đến bục túi nước cùng với hệ thống giám sát an toàn tới từng tổ sản xuất...

img
Công nhân mỏ than luôn đối mặt với nguy cơ chết người do bục túi nước và nổ khí mê-tan. Ảnh: Đ.BẮC


“TKV luôn đặt công tác an toàn lên hàng đầu và ưu tiên số 1 nhưng tai nạn vẫn xảy ra đều đặn hằng năm dù vẫn từng ấy hiện tượng. Như vụ bục túi nước mới đây cũng vậy, dù đã lập bản đồ, khoan thăm dò túi nước xung quanh lò chợ, thậm chí đã khai thác xung quanh khu vực này, trên bản đồ chỉ còn một khoảng trống nhỏ, vậy mà sự cố vẫn xảy ra”- ông Lâm băn khoăn.

Ngoài ra, theo TKV, việc các lò than thổ phỉ khai thác trên nóc nhiều hầm lò than là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các túi nước bất thường mà các đơn vị không thể cập nhật liên tục trong bản đồ túi nước để có biện pháp ngăn ngừa.


Bục túi nước và nổ khí mê-tan (CH4) được xem là hai nguyên nhân chủ yếu và nguy cơ thường trực dẫn đến các vụ tai nạn lao động hầm lò nghiêm trọng. Các vụ nổ khí mê-tan thường gây ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng với số người chết và bị thương rất lớn.


Sẽ gắn chip cho toàn bộ công nhân


Theo ông Dương Đức Hoan, Trưởng Ban An toàn TKV, trung bình mỗi năm, TKV đầu tư cho công tác an toàn lao động từ 500-600 tỉ đồng. Hiện nhiều mỏ đã được đầu tư rất lớn các trang thiết bị hiện đại, như: gắn chip định vị cho CN, hệ thống cảnh báo khí, khoan thăm dò túi nước... Công ty Than Quang Hanh đã lắp đặt hệ thống định vị cho CN.

CN di chuyển đến đâu, hệ thống định vị sẽ cập nhật để cảnh báo an toàn cũng như cứu hộ khi xảy ra sự cố. Công ty Than Mạo Khê cũng đã thử nghiệm gắn chip cho CN giúp quản lý chấm công và tìm kiếm khi xảy ra sự cố... Ông Hoan cho biết theo kế hoạch năm 2010, TKV sẽ hoàn tất việc gắn chip cho toàn CN hầm lò của trên 30 công ty than.


Ngoài việc sử dụng hệ thống cột chống thủy lực, camera quan sát, hệ thống khoan thăm dò bục túi nước..., hiện toàn TKV có 23 hệ thống cảnh báo khí mê tan (mỗi hệ thống trị giá 14-17 tỉ đồng).

Hệ thống này sẽ thông báo khi mức độ khí mê tan từ 1% trong không khí trở lên và khi đạt tới 1,3%, hệ thống sẽ tự động tắt điện để tránh gây cháy. Sau thời gian thử nghiệm và đánh giá thực tế tại các công ty than, hệ thống thiết bị này đã được TKV đưa vào sử dụng tại một số điểm khai thác.


Tuy nhiên, theo ông Vũ Thành Lâm, hiện TKV có 79.488 CN ngành than, trong đó, thợ hầm lò chiếm tới 65.046 người (trên 80%), chủ yếu là lao động phổ thông và phi cơ giới, dẫn đến việc loại trừ các rủi ro là ngoài tầm tay. Dù TKV đã đầu tư nhiều nhưng với địa hình hầm lò và cấu tạo địa chất phức tạp, việc cơ giới hóa sản xuất than hầm lò rất khó thực hiện.


Hiện khai thác than hầm lò của TKV chiếm 35%-40% tổng sản lượng than toàn ngành. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng ngàn thợ mỏ luôn phải đối mặt với rủi ro.

Những vụ tai nạn hầm lò nghiêm trọng

Tính từ đầu năm 2009 đến nay, toàn TKV đã có 17 vụ tai nạn lao động chết người. Trong số 20 người chết, có đến 16 người  bị chết dưới hầm lò. Tính từ năm 2006 đến nay, mỗi năm có vài chục CN mỏ ở khu vực Quảng Ninh bị tai nạn lao động thiệt mạng.

Trong đó, năm 2006 có 50 người, 2007: 40 người, 2008: 39 người chết. Các vụ tai nạn hầm lò do bục túi nước điển hình: Ngày 20-3-1996, tại Công ty Than Mạo Khê, 4 người chết, 8 người bị thương; ngày 31-3-2006, tại Công ty Than Mông Dương, 10 người chết; ngày 23-1-2007, tại Xí nghiệp Khai thác than 86 - Tổng Công ty Đông Bắc, 12 người bị mắc kẹt trong đường lò bịt kín, làm 2 người chết; ngày 18-8-2008, tại mỏ than Tây Khe Sim, Xí nghiệp Than Khe Tam - Công ty Than Hạ Long, 8 người mắc kẹt, 1 người chết...


Những vụ nổ khí mê-tan trong hầm lò cũng để lại hậu quả nghiêm trọng: Ngày 11-1-1999, tại Công ty Than Mạo Khê, 19 người chết, 7 người bị thương; ngày 19-12-2002, tại mỏ than Suối Lại - Công ty Than Quảng Ninh, chết 7 người; ngày 19-12-2002, tại Xí nghiệp Địa chất 909, chết 6 người; ngày 8-6-2006, tại khu Yên Ngựa - Công ty Than Thống Nhất, chết 8 người; ngày 8-12-2008, tại Công ty Than Khe Chàm, chết 10 người, bị thương 19 người...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo