Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên nhưng năm 2013 đất nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Quá trình điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn vẫn chưa đem lại kết quả mong đợi, độ rủi ro và tính bất định vẫn còn rất cao. Nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài vẫn đang tiềm ẩn, có thể tác động xấu đến kinh tế nước ta.
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. |
Ở trong nước, những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chậm được giải quyết. Quá trình tái cơ cấu mới chỉ ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn. Nợ xấu tăng nhanh, tồn kho còn lớn, lãi suất tín dụng vẫn cao so với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng...
Trong bối cảnh nêu trên, để đạt được mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2013, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra. Trong đó phải tập trung thực hiện tốt các trọng tâm sau đây:
1. Nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lập niềm tin cho thị trường
Thể chế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Thể chế có chất lượng cao với thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đầy đủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, ngăn chặn tham nhũng lãng phí, góp phần quan trọng nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế. Đây còn là điều kiện để tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt hiệu quả.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mọi biến động của thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến kinh tế trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất trắc, khó lường. Điều đó, đòi hỏi phải phản ứng chính sách nhanh nhạy, hợp lý.
2. Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạm phát mục tiêu. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá
Trong điều kiện ngân sách hạn chế, không gian chính sách tài khoá bị thu hẹp, chính sách tiền tệ có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Trên nguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, phải điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm giữ mức lãi suất phù hợp với lạm phát mục tiêu. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở để giảm lãi suất cho vay và bảo đảm mức tăng tín dụng hợp lý; quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giảm thiểu các biện pháp hành chính trong việc điều hành thị trường tiền tệ.
Trong điều kiện tổng cầu suy giảm, việc xử lý nợ xấu cần có thời gian, tăng trưởng tín dụng có thể còn thấp trong những tháng đầu năm, chính sách tài khoá có vai trò quyết định trong việc tạo cầu cho nền kinh tế. Phải khẩn trương triển khai những dự án đầu tư theo kế hoạch nhằm tăng nhanh tổng cầu để kích hoạt nền kinh tế, tạo tác động lan toả đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để điều tiết tổng cầu, bảo đảm kiềm chế lạm phát thấp hơn và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Phải hết sức coi trọng các giải pháp tạo cầu, trên cơ sở tạo cầu mà khơi thông nguồn cung, hướng ưu tiên của chính sách tài khóa, tiền tệ vào các đối tượng, lĩnh vực có mức tăng cầu lớn. Đó là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhà ở xã hội, ký túc xá… Đây cũng là một giải pháp để cải thiện đời sống nhân dân và các đối tượng còn nhiều khó khăn.
Trong hạn mức bội chi ngân sách được phê duyệt, phải tìm các nguồn lực để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường; sớm công bố các biện pháp về thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồn cung tín dụng với thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn cho người mua nhà để ở nhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời. Ban hành cơ chế mới về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cần nhấn mạnh rằng, các giải pháp chính sách tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ có tác động hỗ trợ, sự chủ động của các doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp phải biết biến khó khăn thành cơ hội đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Phải triệt để tiết giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hạ giá bán để giảm nhanh tồn kho, tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ
Có thể chế và chính sách tốt là rất quan trọng nhưng chưa đủ. Thể chế và chính sách được vận hành thông qua thủ tục hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là công đoạn thường phát sinh tiêu cực. Phải kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tăng cường kỷ luật kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu. Mở rộng việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đến tất cả các huyện.
5. Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế
Khẩn trương thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn liền với việc giải quyết nợ xấu. Đây là hai quá trình liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Việc giải quyết nợ xấu phải thực hiện theo nhiều phương cách khác nhau ở từng tổ chức tín dụng cũng như ở cấp quốc gia, trong toàn nền kinh tế.
Trong ba nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế từ nay đến năm 2015, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là trục kết nối chính trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, không chỉ vì doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng nguồn lực lớn nhưng hiệu quả đạt được là chưa tương xứng mà còn do doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thể quan trọng trong đầu tư.
6. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, công tác này càng phải được coi trọng, đặc biệt quan tâm các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương.
Trong khi tập trung thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, phải đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bình luận (0)