xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thứ trưởng nói do mưa và xe quá tải

Văn Duẩn thực hiện

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định mưa lũ và xe quá tải là thủ phạm chính gây hư hỏng cục bộ kết cấu bề mặt trên Quốc lộ 1

Phóng viên: Thưa ông, vì sao mới đưa vào sử dụng 2 năm mà nhiều đoạn đường trên tuyến thuộc dự án nâng cấp mở rộng QL1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã bị hư hỏng nặng?

img

- Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ hoàn thành thông xe, đưa vào khai thác từ cuối năm 2015. Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và Bình Phước dài 553 km; một số đoạn đầu tư giai đoạn 2007-2013, đoạn còn lại triển khai cuối năm 2013 hoàn thành toàn bộ vào tháng 6-2015.

Theo thống kê, đến cuối năm 2016, diện tích mặt đường hư hỏng không lớn. Trên QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ, mặt đường hư hỏng chiếm 4,1% diện tích mặt đường dự án; đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên, diện tích mặt đường hư hỏng chiếm 0,1% diện tích mặt đường dự án.

Tính đến ngày 18-12-2016, có 5 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng. Đáng chú ý nhất là từ ngày 29-11 đến 17-12-2016 đã xảy ra 4 đợt mưa lũ lớn dồn dập, gây ngập lụt nghiêm trọng 11/11 huyện, TP trong toàn tỉnh Bình Định. Đối với QL1 qua các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nhiều đoạn bị ngập trung bình khoảng 30 cm.

Dự án QL1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ được thiết kế và thi công tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô - TCVN 4054: 2005 nhưng do mưa lũ đặc biệt lớn và kéo dài, các loại phương tiện vẫn lưu thông trên các đoạn đường bị ngập. Đây là nguyên nhân chính gây ra hư hỏng cục bộ kết cấu mặt đường. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân như công tác kiểm soát tải trọng xe của các địa phương tuyến đường đi qua còn chưa tốt, tình trạng xe quá tải vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ...

Bộ GTVT sẽ có giải pháp gì để chấm dứt tình trạng này?

- Ngày 1-3-2017, Bộ GTVT đã có công điện chỉ đạo, yêu cầu các chủ đầu tư/ban quản lý dự án thường xuyên theo dõi tình trạng hư hỏng mặt đường để chỉ đạo các đơn vị tư vấn, nhà thầu khắc phục kịp thời trong suốt quá trình bảo hành công trình, bảo đảm an toàn, thuận lợi trong khai thác. Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác quản lý tải trọng xe, xử lý nghiêm các xe quá tải; theo dõi thường xuyên, rà soát các hư hỏng mặt đường và yêu cầu sửa chữa khắc phục ngay.

Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan, theo đó, đối với dự án QL1 đoạn từ Bình Định đến Khánh Hòa, đánh giá lại tổng thể tình trạng mặt đường hiện tại của dự án, nghiên cứu đề xuất và lựa chọn giải pháp thiết kế tối ưu tăng cường kết cấu áo đường phù hợp đặc thù khí hậu và nguồn vật liệu trong khu vực.

Nhiều đoạn đường đã và đang bị hư hỏng. Trách nhiệm này thuộc về ai? Kinh phí sửa chữa thì đơn vị nào phải chịu?

- Về trách nhiệm bảo hành công trình, một số vị trí sau khi bàn giao đưa công trình vào khai thác đã xuất hiện “ổ gà”, hư hỏng cục bộ mặt đường trên diện tích nhỏ… Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã yêu cầu các nhà thầu trong thời gian bảo hành công trình, sửa chữa khắc phục theo quy định trong hợp đồng bằng kinh phí của nhà thầu.

Về các hư hỏng không thuộc trách nhiệm bảo hành của nhà thầu như: do ảnh hưởng của mưa lũ trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12-2016 gây ra sạt trượt mái ta-luy, hư hỏng rãnh thoát nước, xói lở cầu cống, lún mặt đường do ngập nước..., Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 9-2-2017 và Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 430/TTg-CN ngày 27-3-2017.

Đối với các nhà đầu tư, trường hợp không sửa chữa kịp thời, Bộ GTVT xử lý trách nhiệm thông qua hợp đồng BOT và việc thu phí hoàn vốn cho dự án (nếu cần thiết thì buộc tạm dừng thu phí).

Đối với các nhà thầu tham gia dự án có hư hỏng mặt đường nhưng không sửa chữa kịp thời, các chủ đầu tư/ban quản lý dự án thống kê cụ thể danh sách các nhà thầu, báo cáo Bộ GTVT để xem xét, đánh giá xếp hạng năng lực nhà thầu vào các năm tiếp theo; đưa vào “danh sách đen”, cần thiết thì không cho tham gia các dự án do Bộ GTVT quản lý trong thời gian 2-3 năm.

Đối với các đơn vị tư vấn giám sát để xảy ra tình trạng hư hỏng do nguyên nhân chủ quan, ngoài việc chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành, các chủ đầu tư/ban quản lý dự án thống kê danh sách các đơn vị tư vấn giám sát, tập hợp những vi phạm, lỗi về chất lượng trong đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị tư vấn, báo cáo Bộ GTVT để xem xét, đánh giá xếp hạng năng lực nhà thầu vào các năm tiếp theo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo