Thủ tướng G. Schroeder sinh ngày 7-4-1944 tại Mossenberg, Đức. Năm 1969, ông là Chủ tịch Đoàn Thanh niên XHDC ở Goettingen. 1972 - 1976: Làm việc trong tòa án Hannover. 1977: Là thành viên ban lãnh đạo Đảng XHDC Đức Hannover. 1978-1980: Chủ tịch Đoàn Thanh niên XHDC toàn liên bang. 1978-1990: Hành nghề luật sư tự do ở Hannover. 1979: Nghị sĩ Quốc hội Liên bang. 1981: Tham gia vào chương trình trao đổi của Mỹ mang tên “Những nhà lãnh đạo trẻ”. 1983 - 1993: Chủ tịch Đảng XHDC Đức tại Hannover, thủ phủ bang Niedersachsen. 1994 đến 29-9-1998: Chủ tịch Đảng XHDC Đức tại bang Niedersachsen. 1999: Chủ tịch Đảng XHDC Đức. Từ 27-9-1998: Thủ tướng CHLB Đức. |
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng G. Schroeder nhằm tăng cường quan hệ nhiều mặt giữa Đức và Việt Nam, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đức mở rộng kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Hai Thủ tướng Việt
Nam và Đức sẽ có cuộc hội đàm nhằm trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm; trao đổi và khẳng định phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới, đặc biệt là quan hệ thương mại. Hai Thủ tướng
cũng sẽ chứng kiến lễ ký kết một số hiệp định hợp tác. Thủ tướng G. Schroeder sẽ có các cuộc gặp với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương; đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt
Nam; thăm Trường ĐH Bách khoa, gặp gỡ các cựu sinh viên Việt
Nam học tập tại Đức và một số hoạt
động khác.
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 23-9-1975. Kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990 đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển khá nhanh. Hai bên thường xuyên trao đổi nhiều đoàn cao cấp; cùng nhau trao đổi, phối hợp trong các diễn đàn đa phương. Hai nước đã ký một số hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không... Ngoài kinh tế - thương mại và đầu tư, hợp tác Việt Nam - Đức cũng phát triển trên các lĩnh vực khác như viện trợ phát triển, trong đó Đức đã viện trợ ODA cho Việt Nam tổng trị giá khoảng 868,1 triệu DM, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hỗ trợ cải cách kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường, ngành y tế; phát triển môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; văn hóa; giáo dục và đào tạo.
Bình luận (0)