xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng muốn báo chí nêu việc phê bình Bộ KH-ĐT

Thế Dũng

(NLĐO)- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn báo chí nêu việc phê bình, kiểm điểm Bộ KH-ĐT còn tư tưởng xin - cho, co kéo lợi ích về bộ trong chuẩn bị Luật Đầu tư, phân bổ vốn.

Sáng nay, 26-8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng tiếp tục dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Tài chính.


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng muốn báo chí nêu việc phê bình Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng muốn báo chí nêu việc phê bình Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ảnh: Nhật Bắc

Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, một lần nữa nhấn mạnh thông điệp của Thủ tướng với Chính phủ khoá mới là quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, phục vụ, thống nhất giữa nói và làm, chuyển từ quản lý hành chính cứng nhắc sang cơ chế phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) để thu hút nguồn lực phát triển đất nước.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định lập một tổ công tác giúp Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng. Đợt làm việc đầu tiên của tổ công tác là tại 2 Bộ kinh tế tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) ngày 25-8 và Bộ Tài chính 26-8.

Tổ trưởng tổ công tác cũng cho biết sáng nay 26-8, trước khi đến Bộ Tài chính, Thủ tướng đã gọi ông lên để nhắc nhở khi không thấy báo chí truyền đạt ý chỉ đạo của Thủ tướng mà Tổ công tác đã nêu ra khi làm việc với bộ KH-ĐT.

"Cụ thể Thủ tướng muốn báo chí nêu rõ Tổ công tác đã nêu chỉ đạo của Thủ tướng là Bộ KH-ĐT phải kiểm điểm khi vẫn còn tư tưởng xin - cho, co kéo lợi ích về bộ trong vấn đề chuẩn bị Luật Đầu tư, xây dựng phương án phân bổ vốn…"- ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.


Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng muốn nêu rõ Bộ KH-ĐT phải kiểm điểm khi vẫn còn tư tưởng xin - cho, co kéo lợi ích về bộ trong vấn đề chuẩn bị Luật Đầu tư, xây dựng phương án phân bổ vốn… - Ảnh: Nhật Bắc

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng muốn nêu rõ Bộ KH-ĐT phải kiểm điểm khi vẫn còn tư tưởng xin - cho, co kéo lợi ích về bộ trong vấn đề chuẩn bị Luật Đầu tư, xây dựng phương án phân bổ vốn… - Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết với tinh thần kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, rà soát mọi nhiệm vụ Chính phủ giao cho các bộ ngành cũng như những việc Bộ Chính trị đã quyết định, tổ công tác cũng như cơ quan được kiểm tra phải cùng nghiêm túc đánh giá những nhiệm vụ đã làm được, những nhiệm vụ chưa hoàn thành để tìm nguyên nhân, tháo gỡ những việc khó khăn vướng mắc chưa thực hiện được.

“Thủ tướng cũng truyền đạt, thông qua tôi, yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ việc khi xây dựng dự toán giao địa phương thì Bộ Tài chính chưa siết chặt. Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành phố vẫn lên Bộ Tài chính để lo việc xin được giao thấp nhiệm vụ vượt thu, tăng thu, chi thì được chi nhiều, rồi xin được giữ lại 5% nguồn vượt thu để chi cho cải cách tiền lương” - Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khái quát dù đã cải cách rất mạnh mẽ từ hải quan, thủ tục thuế, cắt giảm giấy phép con… nhưng so với yêu cầu của người dân, doanh nghiệp (DN), hoạt động của Bộ Tài chính vẫn phải rà soát nhiều. Vẫn còn chỗ này chỗ khác, DN kêu ca phàn nàn.

Ông Mai Tiến Dũng cũng đánh giá Bộ Tài chính cải cách rất mạnh, nhất là thuế, hải quan… nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhân dân và DN vẫn kêu phiền hà. Cần nghiêm túc xem xét kiểm điểm kỹ hơn, nhất là việc thực thi ở các cấp.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng phân trần: "Dự toán thu - chi ngân sách mà Thủ tướng phê bình cũng có vấn đề khách quan song ông nào trong Bộ thoả hiệp với địa phương tôi sẽ kỷ luật. Tiếp thu nhắc nhở của Thủ tướng, Bộ sẽ cố gắng dự toán ngân sách cần sát với thực tế hơn".

Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết ngành đã có chuyển biến mạnh nhưng đúng là có vấn đề như lĩnh thuế là mình hướng dẫn rồi mình tổ chức thực hiện nên cũng có ý kiến. Trong nhiệm kỳ vừa qua, những giải pháp tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh của nhà nước, chủ yếu là giải pháp về tài chính.

Bộ Tài chính xác định hệ thống pháp luật tài chính được ngành xem là số 1, rồi mới thu ngân sách và chi ngân sách. “Nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, với đoàn công tác và nhiệm vụ còn rất lớn. Xin tiếp thu mọi ý kiến nhắc nhở của Thủ tướng để hướng tới tinh thần minh bạch, rõ ràng hơn. Họp giao ban bộ tuần nào cũng nhắc vấn đề tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật”.

Việc giảm giờ thủ tục hành chính là: trước mắt là giảm 70 quy trình về thuế, đến bồi dưỡng, tập huấn, đặc biệt là xử lý cán bộ sai phạm. Mỗi năm xử lý 100-200 cán bộ thuế vi phạm, thậm chí là kỷ luật nghiêm. Hứa với Chính phủ tiếp tục cải cách và đưa cải cách vào thực chất. Phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát công tác thuế, hải quan. Hiện giám sát 13 địa phương, nếu làm tốt thì đây là 80% nguồn thu ngân sách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo